Tin mới

Những hình ảnh chết chóc trong thảm họa bom nguyên tử Hiroshima

Thứ sáu, 07/08/2015, 14:34 (GMT+7)

Ngày 6/8/1945, Mỹ đã cho ném quả bom nguyên tử đầu tiên mang tên "Little Boy" xuống Hiroshima, san bằng thành phố công nghiệp hiện đại nhất của Nhật Bản và cướp đi mạng sống của 140.000 người.

Ngày 6/8/1945, Mỹ đã cho ném quả bom nguyên tử đầu tiên mang tên "Little Boy" xuống Hiroshima, san bằng thành phố công nghiệp hiện đại nhất của Nhật Bản và cướp đi mạng sống của 140.000 người.

"Little Boy" với sức công phá bằng 12-15.000 tấn thuốc nổ TNT đã tàn phá khu vực rộng tới 12km2 của Hiroshima. Quả bom phát nổ ở độ cao 580m, tạo nên khối cầu lửa khổng lồ và phân tán sức nóng 4.000 độ C khắp bề mặt thành phố.

Bức xạ và sóng nén áp suất cao lan tỏa tứ phía, thiêu rụi hàng chục nghìn người và gia súc, làm tan chảy các tòa nhà và xe cộ. Trong nháy mắt, thành phố 400 năm tuổi tan thành tro bụi.

Các tính toán cho thấy số người tử vong ở Hiroshima là 140.000 người, bao gồm cả các quân nhân và những người sau này chết vì bức xạ. Nhiều người bị tàn tật hoặc chịu đựng các di chứng kéo dài.

Đám mây nấm khổng lồ được hình thành sau khi máy bay B-29 thả bom nguyên tử xuống Hiroshima. Ước tính 14.000 người đã thiệt mạng trong thảm họa này.

Thành phố công nghiệp phát triển nhất của Nhật Bản bị san bằng chỉ trong chốc lát.

Những người may mắn thoát khỏi sức công phá của quả bom nhưng không ngờ rằng họ đã bị phơi nhiễm phóng xạ do bom hạt nhân gây nên.

Người sống sót bên cạnh những xác chết la liệt chỉ vài giờ sau khi quả bom được thả xuống Hiroshima.
Thi thể của những đứa trẻ vô tội ở khắp nơi trên đường phố.
Sức nóng khi quả bom phát nổ gây ra những vết bỏng kinh hoàng trên cơ thể một người đàn ông, xung quanh là khung cảnh đổ nát của thành phố.
Người mẹ cho đứa con bị thương bú.
Thi thể các nạn nhân của thảm họa bom hạt nhân Hiroshima. Đây là lần đầu tiên loại bom này được sử dụng trong chiến tranh. Những người sống sót phải gánh chịu tổn thất cả về thể chất lẫn tinh thần.
Một bé gái bị bỏng toàn thân do sức công phá của quả bom "tử thần".
Đầu quấn đầy băng do thương tích, những người còn sống vẫn không hề hay biết họ đã phơi nhiễm phóng xạ.
7 thập niên đã trôi qua, nỗi đau và nước mắt vẫn chưa từng nguôi ngoai trong lòng người Nhật. Nỗi ám ảnh chiến tranh luôn đeo đẳng đất nước này.

Lê Huyền (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news