Tờ hindustantimes của Ấn Độ cho biết, mới đây, loạt ảnh hiếm về loài hổ đen được chia sẻ trên mạng xã hội X (trước đây là Twitter) thu hút sự chú ý của dư luận. Được biết, những bức ảnh này được chụp bởi Parveen Kaswan - nhân viên Sở Lâm nghiệp Ấn Độ. Theo Parveen Kaswan, những con hổ đen này được phát hiện tại Khu bảo tồn hổ Simlipal ở Odisha.
Lần đầu tiên loài hổ đen xuất hiện ở Similipal là vào năm 1993. Vào ngày 21 tháng 7 năm 1993, Salku, một cậu bé ở làng Podagad đã bắn hạ một con hổ cái 'đen' bằng những mũi tên tự chế để phòng thủ. Những con hổ quý hiếm lần đầu tiên được phát hiện chính thức ở STR vào năm 2007. Theo thời gian, chúng sinh trưởng nhiều hơn nhưng hiện nay lại phải đối mặt với tình trạng săn bắt trộm.
Kaswan tiết lộ đây là một con hổ Bengal mắc chứng bệnh “Pseudo-Melanistic” do khiếm khuyết di truyền gây ra. Chúng có vẻ ngoài khác với các loài hổ bình thường do đột biến gen, đây cũng là những trường hợp rất hiếm gặp trên thế giới.
Tiến sĩ Bivash Pandav thuộc Viện Động vật hoang dã Ấn Độ (WII) cho biết, điểm khác biệt lớn nhất giữa hổ đen và hổ Bengal thông thường là chúng có số lượng lớn các vết đen trên cơ thể và tương đối nhỏ. Do đó, một số người ở Ấn Độ còn gọi loài hổ này là "hổ u sầu". Và nguyên nhân gây ra khiếm khuyết di truyền là do cận huyết khiến khoảng cách giữa các sọc đen trên lông ngày càng lan rộng hơn, che đi phần lông màu cam vốn là màu chính.
Hổ đên vốn có kích thước nhỏ, rất hiếm. Ngoài ra, vẻ ngoài đặc biệt của chúng cũng thu hút những kẻ săn bắt trộm dẫn đến mối đe dọa nghiêm trọng đối với sự tồn vong của quần thể hổ đen. Theo báo cáo Điều tra dân số hổ Ấn Độ năm 2018, số lượng hổ đen ước tính chỉ dưới 10 con, đây là một con số đáng lo ngại. Các quan chức ở Ấn Độ cũng tuyên truyền về việc người dân cần bảo vệ các cá thể hổ đen, tránh săn bắt chui, bán trộm những cá thể hổ quý hiếm này.