Tin mới

Những lần 'thanh tẩy quyền lực' khiến sao Hoa ngữ 'bay màu' khỏi làng giải trí

Thứ năm, 09/09/2021, 14:55 (GMT+7)

Việc sao Hoa ngữ bị điều tra và 'cấm sóng' thời gian gần đây đang trở thành vấn đề nhận được sự qua tâm đặc biệt của dư luận. 

'Văn hoá tôn thờ thần tượng'

Sau cuộc thanh tẩy gắt gao đang diễn ra gần đây, các show tìm kiếm tài năng ca hát, tìm kiếm thần tượng mới cho giới trẻ sẽ vắng bóng khỏi các phương tiện giải trí tại Trung Quốc. 

Một số nền tảng cung cấp nội dung giải trí trực tuyến nổi tiếng tại Trung Quốc hiện đã chính thức đưa ra tuyên bố việc họ sẽ ngừng sản xuất các chương trình tìm kiếm thần tượng âm nhạc. 

Một trong những nguyên nhân được đưa ra là bởi những chương trình dạng này hiện đang bộc lộ nhiều những khía cạnh tiêu cực và không lành mạnh trong đời sống văn hoá và tinh thần của giới trẻ Trung Quốc. 

Động thái này được tiến hành giữa bối cảnh nhiều nhà chức trách tại Trung Quốc hiện đang tiến hành nhiều hoạt động 'thanh lọc' trong giới showbiz Hoa ngữ, đặc biệt đối với những ngôi sao nổi tiếng từng được xem là 'thần tượng của giới trẻ' nhưng lại gặp nhiều bê bối về đời tư. 

Nhiều nghệ sĩ bị cấm sóng sau ồn ào về đời tư. Ảnh: Internet
Nhiều nghệ sĩ bị cấm sóng sau ồn ào về đời tư. Ảnh: Internet

Các nhà chức trách tại Hàn Quốc hiện cũng lên án những đơn vị sản xuất chương trình giải trí tại các quốc gia này do trong suốt một thời gian dài đã 'nuôi dưỡng' cái gọi là 'văn hoá tôn thờ thần tượng' đến mức độ lệch lạc.

UB Đạo đức Nghề nghiệp thuộc Liên hiệp  Văn nghệ sĩ Trung Quốc mới đây cũng đã tổ chức một cuộc hội thảo tại Bắc Kinh để đưa ra đề xuất về việc tạo nên một bộ quy tắc đạo đức cũng như nghề nghiệp nhằm làm định hướng tự rèn luyện cũng như chấn chỉnh cho các nghệ sĩ trong giới Cbiz. 

Tháng 8, Tổng cục Phát thanh truyền hình nước này cũng đã tuyên bố hoạt động tẩy chay những nghệ sĩ vướng ồn ào là điều cần thiết nhằm thanh lọc showbiz và tạo nên một giới giải trí lành mạnh. 

Hàng loạt các ngôi Sao Hoa Ngữ hiện đang bị điều tra và phải ngừng mọi hoạt động cũng như nhiều khả năng sẽ tiêu tan sự nghiệp như Triệu Vy, Trương Triết Hạn, Trịnh Sảng, Ngô Diệc Phàm...

Trước đó, năm 2018, án phạt dành cho tội trốn thuế của Phạm Băng Băng được xem là một trong những minh chứng rõ nhất cho showbiz Hoa ngữ thấy được tác động của lệnh trừng phạt đối với các nghệ sĩ dính bê bối. 

Phim cổ trang bị 'tuýt còi'

Từ lâu, phim cổ trang được xem là một trong những phần quan trọng trong đời sống giải trí của các khán giả Trung Quốc, phim kiếm hiệp, phim xuyên không, phim cung đấu...

Từ năm 2012, các nhà chức trách tại nước này đã bắt đầu siết chặt những quy định về thời lượng chiếu phim cổ trang trên các đài truyền hình ở quốc gia này. 

Tổng thời lượng dành cho phim cổ trang không quá 15% tổng thời lượng các chương trình của nhà đài. 

Do đó, hoạt động sản xuất phim cổ trang dần được chuyển sang các nền tảng trực tuyến bởi cách thức hoạt động của các nền tảng này vốn khá khác với các nhà đài tại Trung Quốc.

Vài năm trở lại đây, phim cung đấu tạo thành hiện tượng nhưng đến 3/2019, các nền tảng trực tuyến cũng bắt đầu bị tuýt còi. 

Có những thời điểm, hoạt động sản xuất và trình chiếu các phim cổ trang trên nền tảng trực tuyến tại Trung Quốc bị ngưng trệ.

Một vài tờ báo chính thống tại Trung Quốc không ít lần chỉ ra những mặt trái của phim cổ trang và đặc biệt là dòng phim cung đấu đối với đời sống xã hội, làm suy thoái tư tưởng, lối sống với những thế giới không có thật. 

Tổng cục Phát thanh- Truyền hình Trung Quốc đã làm việc với các nền tảng giải trí trực tuyến hàng đầu tại Trung Quốc và yêu cầu các đơn vị này cần xem xét lại liều lượng sản xuất phim cổ trang để cân đối với các nội dung giải trí mà họ đã sản xuất, tránh việc quá sa đà vào dòng phim cung đấu nói riêng và dòng phim cổ trang nói chung. 

Những bộ phim cổ trang cũng bị 'sờ gáy'. Ảnh: Internet
Những bộ phim cổ trang cũng bị 'sờ gáy'. Ảnh: Internet

Các dự án phim cũng như các chương trình giải trí do các nền tảng trực tuyến tại Trung Quốc sản xuất cũng cần phải được các nhà chức trách kiểm duyệt trước khi đi vào sản xuất. 

Nghệ sĩ quảng cáo sản phẩm kém chất lượng

Tình trạng nghệ sĩ quảng cáo các sản phẩm kém chất lượng vào những năm cuối thập niên 2000 đã trở thành quen thuộc khi các ngôi sao được nhiều thương hiệu săn đón. 

Trào lưu kiếm tiền từ hoạt động quay quảng cáo được xem là việc quen thuộc đối với nhiều ngôi sao nổi tiếng và mức thù lao nhận về cũng không hề nhỏ chút nào.

Nhưng mặt trái của nó thì không phải ai cũng dám nhìn nhận vào đó chính là quảng cáo dược phẩm kém chất lượng khi nhiều ngôi sao không cân nhắc quá nhiều mà luôn gật đầu đồng ý mỗi khi có lời mời đóng quảng cáo.

Trước tình trạng bát nháo này, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao và Toà án Tối cao Trung Quốc đã công bố quy định xử phạt đối với những nghệ sĩ tham gia quảng cáo do các loại dược phẩm kém chất lượng. 

Trách nhiệm của người nghệ sĩ là phải tìm hiểu nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm, xem sản phẩm mình định nhận quảng cáo có đủ giấy tờ do cơ quan chức năng cấp hay chưa, đã được xác nhận về Công dụng, thẩm định chất lượng và được phép lưu hành hay chưa. 

Khi sản phẩm do nghệ sĩ quảng cáo bị kết luận là sản phẩm kém chất lượng, nghệ sĩ sẽ bị liên đới bị xử phạt cùng với nhãn hàng tung ra sản phẩm ấy. 

Các nhà chức trách cho rằng việc quảng cáo cho sản phẩm kém chất lượng chính là một sự đồng loã và có thể bị xử phạt theo luật hình sự tuỳ theo mức độ nghiêm trọng của sự việc.

Sau động thái mạnh mẽ từ phía các cơ quan chức năng, các nghệ sĩ Trung Quốc liền nhìn nhận hoạt động đóng quảng cáo một cách nghiêm túc hơn. 

Những quy định về hoạt động đóng quảng cáo trong giới Hoa ngữ tính đến nay vẫn tiếp tục phát huy tác dụng chấm dứt hiện tượng nghệ sĩ nhận lời mời đóng quảng cáo tràn lan mà không quan tâm đến chất lượng sản phẩm mà mình đang quảng cáo. ​

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news