Tin mới

Những lão nông dân chơi xe sang, chơi điện thoại xịn nức tiếng

Thứ hai, 22/12/2014, 11:13 (GMT+7)

Dù là những nông dân\nđích thực nhưng không ít lão nông đại gia khiến cho dân chơi phải ngả mũ vì độ\nngông gây choáng của mình.

Dù là những nông dân đích thực nhưng không ít lão nông đại gia khiến cho dân chơi phải ngả mũ vì độ ngông gây choáng của mình.

 

Nông dân Hòa Bình đua mua Camry, chơi iPhone 6

Đi dọc quốc lộ 6, đoạn thị trấn Cao Phong, Hòa Bình thấy choáng ngợp bởi những sạp cam đẹp mắt, căng tròn, bày bán la liệt. Nhiều người còn bất ngờ khi thấy những chiếc xe lưu thông trên đoạn đường nảy chủ yếu là ô tô con; bên đường, trước cửa nhiều hộ gia đình có đến 2-3 chiếc ô tô. Những nhà cao tầng san sát nhau, nhiều ngôi nhà, biệt thự mới đang tiếp tục mọc lên.

Theo nguồn tin từ báo VTC news, ở thị trấn này có tất cả hơn 400 hộ trồng cam. Người dân Cao Phong xây được biệt thự, sắm được ô tô chủ yếu là nhờ làm nông nghiệp chứ không phải kinh doanh, cam bạt ngàn đang vào vụ. Trên đường đồi rộng vẫn thấy thấp thoáng những chiếc xe ô tô cùng những chủ vườn lên thăm cam. Nhiều gia đình ở đây “phất” lên thành đại gia, tỷ phú chỉ trong 1 - 2 vụ cam được mùa.

 “Nhờ cam cả đấy. Ở đây cứ nhắc đến cam, thì có nghĩa là tiền tỷ. Gần như ông nào cũng có ô tô chạy hết, nào là Camry, nào là Fotuner, Lexus...”, bà chủ quán cafe ở tiểu khu 3, thị trấn Cao Phong khẳng định.

Không chỉ sắm xe sang cho bản thân, các lão nông đại gia còn mua siêu xe để tặng cho con cái. Điển hình như gia đình ông Nguyễn Thế Bình, ngày cưới con trai, ông không tặng vàng bạc, không nhẫn, mà quyết định mua... một chiếc xe Lexus trị giá 3,7 tỷ đồng làm quà.

Ông Tạ Đình Đào ở khu 5 cũng được nhắc đến với tư cách là một tỷ phú có hạng ở vùng đất này. Từ hai bàn tay trắng, không qua trường lớp nào, mọi việc đều tự học hỏi, ông đổ công sức vào cây cam, chỉ tính riêng trong năm 2013 ông đã thu về hơn 3 tỷ đồng từ 150 tấn cam thu hoạch được.

 

 

Tự thưởng cho mình, ông Đào bỏ ra tỷ rưỡi tậu chiếc Camry 2.4 phục vụ đi lại từ nhà đến vườn cam. “Được mùa, được giá như vụ cam năm nay, nhiều hộ mua ô tô không khó, có hộ còn mua được mấy chiếc đấy chứ”, ông Đào cho biết.

Không những vậy, với những đại gia "cam" trẻ tuổi,  họ  còn sử dụng   điện thoại Iphone 6 điều tiết các công việc như tưới nước, chăm bón ở vườn cam nhà mình. 

Chiếc xe Camry 2.4 giá hơn 1 tỷ đồng  ông Tạ Đình Đào mua từ tiền bán cam hồi đầu năm. Ảnh:  Hôn nhân & Pháp luật

Theo tính toán của nhân dân Cao Phong, 1 ha cam cho thu nhập trung bình khoảng, khoảng 600 triệu đồng. Năm 2013, toàn huyện có gần 200 hộ thu nhập từ 500 triệu -1 tỷ trở lên tiền bán sản phẩm cam, quả có múi. Hiện tại, cây mũi nhọn của thị trấn là giống mía tím. Người dân ở đặc biệt quan tâm đến những giống cam, chanh, bưởi cho lợi ích kinh tế cao. Cam ở đây được trồng phổ biến với các giống như: cam Canh, cam CS1, cam V2, cam Xã Đoài, cam Navel, cam Valenda...

Được biết, từ những năm 60 của thế kỉ trước, nông dân Cao Phong bắt đầu trồng cam và được người dân khắp xứ biết đến nông trường cam Cao Phong thơm ngon nức tiếng. Thời kì hoàng kim, nông trường Cao Phong xuất khẩu đến 3000 tấn năm 1976 sang Liên Xô (cũ).

Có lúc, tưởng chừng cái kết nghiệt ngã đến với cam Cao Phong khi cam mất giá, nhưng người dân ở đây vẫn không bỏ cây cam, vẫn mong muốn vực dậy thương hiệu cam lẫy lừng một thời. Nhờ Chính sách tốt, chất lượng đảm bảo, 5 năm trở lại đây, thương hiệu cam Cao Phong đã ổn định trở lại và ngày càng được biết đến nhiều hơn.

Cam được giá, người dân phấn khởi làm giàu trên chính mảnh đất của mình, nhiều hộ còn mở rộng diện tích đất trồng bằng cách liên kết với các hộ quanh thị trấn, huyện. Với mô hình liên kết này không chỉ tạo công ăn việc làm cho bà con nông dân mà còn mở rộng được diện tích trồng cam, tiếp tục khẳng định vị thế của cam Cao Phong.

Đại gia nông dân chơi nhà gỗ tiền tỷ

Đến xã Thủy Triều, huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng, nhiều người sẽ không khỏi ngỡ ngàng khi bước chân vào những ngôi nhà gỗ bạc tỷ. Ở nơi đây, nhà tầng không được ưa chuộng mà thay vào đó là “mốt” dựng nhà gỗ, mang đậm nét cổ kính nhưng không kém phần hiện đại.

 Cổng nhà cũng được dựng bằng gỗ lim, bên trên có mái che, lợp ngói vảy của các "lão nông" Hải Phòng.

Tính ra thì ở làng này phải ngót nghét trăm cái nhà gỗ lim, có giá từ vài trăm triệu đến cả chục tỷ đồng. Phần lớn những ngôi nhà gỗ lim này đều do người nông dân “chân lấm tay bùn” gây dựng nên. Kiến trúc của ngôi nhà gỗ có đồ sộ, khang trang hay không đều phụ thuộc vào túi tiền của gia chủ. Gia đình có nhiều tiền thì làm cột nhà to, trang trí hoa văn cầu kỳ. Gia đình nào ít tiền hơn thì làm cột nhỏ, hoa văn đơn giản.

Nổi bật trong số đó, ngôi nhà gỗ của ông Trần Văn Ca (61 tuổi) là đẹp nhất. Nhà ông Ca là một ngôi nhà lầu theo kiến trúc cung đình Huế, trị giá trên 3 tỷ đồng. Đó là một ngôi nhà 2 tầng đồ sộ, với nhiều lầu nhỏ nhấp nhô. Tầng dưới làm xưởng gỗ, tầng trên có 3 gian với 4 cột trụ, 3 cửa chính, trên các xà khắc cảnh vật 4 mùa trong năm...

 Gian giữa bày bộ hương án, bên dưới là bộ sập gụ màu nâu, hai gian bên cạnh là phòng nghỉ. Trước cửa gian giữa kê bộ bàn ghế dùng để uống trà, đọc sách...

Còn ông Lê Văn Sửu, 66 tuổi, ở xã Thủy Triều đang sở hữu ngôi nhà gỗ lim trị giá hơn 2 tỷ đồng. Ông Sửu cho biết, người dân trong vùng phần lớn làm nông nghiệp, kinh tế không mấy khá giả. Do vậy, nhiều người phải gom góp tiền mua mỗi năm từ 5 đến 10 cây gỗ, đến khi đủ gỗ sẽ dựng nhà. Người dân thích nhà gỗ lim bởi nhà gỗ lim có tuổi thọ bền, không bị mối mọt, ít phải sửa chữa. Ở nhà gỗ lim, mùa hè mát, mùa đông ấm. Đặc biệt, nhà tầng chỉ được 50 – 60 năm bị xuống cấp, mất giá trị, trong khi đó, nhà dựng bằng gỗ lim hàng trăm năm không hỏng, giá trị vẫn còn nguyên vẹn.

 

Ngôi nhà của ông Lê Văn Sửu, 66 tuổi, ở xã Thủy Triều, huyện Thủy Nguyên mới dựng năm 2014. Nhà rộng gần 100m2, có trị giá gần 2 tỷ đồng. Ảnh: Khám phá.

 

Bảo An (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news