Từ hất các công nhân Bắc Triều Tiên, kết thúc chương trình du lịch miễn thị thực cho công dân của nước này, cho đến việc tước cờ ưu tiên thông quan cho tàu bè Triều Tiên, các đồng minh thời Chiến tranh Lạnh của nước này, từ Ba Lan đến Mông Cổ đang dùng các biện pháp để siết chặt hơn nữa đất nước đang bị cô lập.
Triều Tiên đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Ảnh: Reuters |
Nhiều động thái như vậy, với hối thúc Hàn Quốc và Hoa Kỳ, dự kiến sẽ sớm được áp dụng sau khi Bắc Triều Tiên gần đây bất chấp các nghị quyết của Liên Hợp Quốc vẫn tiến hành vụ thử hạt nhân thứ năm.
Lời kêu gọi liên kết toàn cầu để hạn chế Triều Tiên lần này có sự tham gia của hầu hết các nước mà trước nay không có mục tiêu trừng phạt chế độ của Bình Nhưỡng.
Việc áp đặt lệnh trừng phạt trong những năm qua đã làm cho Bình Nhưỡng giỏi hơn trong việc lẩn tránh và tìm các nguồn hàng thay thế cho việc mua sắm, một bài báo gần đây của các chuyên gia tại Đại học Harvard và Viện Công nghệ Massachusetts cho biết.
Hàn Quốc còn đang rất tích cực trong việc thúc đẩy các đồng minh của Bắc Triều Tiên thực hiện các hành động đơn phương với hy vọng kiềm chế chương trình vũ khí của Bình Nhưỡng.
"Nếu những người bạn lâu năm của Bắc Triều Tiên tiếp tục công khai hạn chế các mối quan hệ của họ với Triều Tiên, Bình Nhưỡng sẽ bị hạn chế hơn các hoạt động ở nước ngoài, nơi mà các mạng lưới bất hợp pháp của nó có thể hoạt động không bị cản trở hoặc tạo vỏ bọc chính trị ở những thành phố đông đúc", Andrea Berger, phó giám đốc chương trình phát triển và Chính sách hạt nhân tại Viện Royal United Services (RUSI) nói.
Giới chức Hàn Quốc đã từ chối cho biết liệu họ có tạo những ưu đãi mới cho các nước để trừng phạt Bắc Triều Tiên.
"Có lẽ trong quá trình tương tác ngoại giao đó, có một điều rõ ràng cho các đối tác của Bình Nhưỡng rằng những quan hệ thương mại sâu rộng hơn với nền kinh tế Hàn Quốc sẽ không được thực hiện đầy đủ nếu như các nước này không thực hiện các bước đi mới đối với Bắc Triều Tiên", Berger nói.
Angola, là một ví dụ, đã bị đình chỉ tất cả các giao dịch thương mại với Bình Nhưỡng, cấm giao dịch với các công ty Bắc Hàn có tên trong danh sách kể từ khi có lệnh trừng phạt bổ sung của Liên Hợp Quốc hồi tháng ba, một quan chức Bộ Ngoại giao Hàn Quốc nói với Reuters gần đây.
Angola đã bị nghi ngờ mua thiết bị quân sự trong năm 2011 từ Green Pine Associated Corp của Bắc Triều Tiên, khi ấy Triều Tiên cũng đang bị áp đặt các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc, theo một báo cáo năm 2016 của Liên Hợp Quốc. Bắc Triều Tiên cũng đã hợp tác với Angola trong việc chăm sóc sức khỏe, CNTT và xây dựng, Đại sứ quán Hàn Quốc có nói trong tháng mười hai.
Các quan chức của Angola đã không đưa ra bất cứ bình luận nào về các cáo buộc, nhưng quốc gia này có nói với Liên Hiệp Quốc hồi tháng 7 rằng nước này đã không nhập khẩu bất kỳ loại vũ khí nào từ Bắc Triều Tiên trong những năm gần đây.
Hoạt động xuất khẩu lao động giá rẻ của Triều Tiên cũng đã được nhắm đến trong các lệnh trừng phạt mới.
Đầu năm nay, Washington đã kêu gọi các nước hạn chế việc sử dụng các công nhân Bắc Triều Tiên, với số lượng khoảng 50.000 người và tạo ra khoảng từ 1,2 tỷ đô đến 2,3 tỷ đô một năm cho Bình Nhưỡng, theo một báo cáo năm 2015 của Liên Hợp Quốc.
Ba Lan, nơi có khoảng 800 công nhân Bắc Triều Tiên, theo một số ước tính, năm nay ngừng đổi mới visa cho công nhân Triều Tiên, cũng như Malta.
Việc hạn chế đi lại cũng gia tăng, Ukraine vừa thu hồi một thỏa thuận từ thời Liên Xô cho phép du lịch miễn thị thực với công dân Bắc Triều Tiên.
Singapore, nơi được coi như một trung tâm thương mại hiếm hoi liên kết với Bắc Triều Tiên, sẽ yêu cầu công dân từ các nước, bao gồm cả Triều Tiên, về xin thị thực bắt đầu từ tháng tới, cơ quan nhập cư cho biết trong tháng bảy.
Các ngoại lệ
Phần lớn giao dịch thương mại của Bắc Triều Tiên là với Trung Quốc, và các chuyên gia cảnh báo các lệnh trừng phạt sẽ có tác động hạn chế nếu không có sự ủng hộ của Bắc Kinh. Trung Quốc lên án chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng nhưng Bắc Kinh vẫn còn là đồng minh chính của họ và cũng sẽ không gây áp lực nào đáng kể với chế độ của nhà lãnh đạo Kim Jong Un do lo sợ một sự sụp đổ sẽ gây bất ổn cho toàn khu vực. Điều đó có nghĩa là việc Trung Quốc đồng ý thắt chặt đáng kể biện pháp trừng phạt nào đó của Liên Hợp Quốc sẽ rất khó xảy ra.
Một kết quả hữu hình nhất của những nỗ lực gần đây nhằm cô lập Bắc Triều Tiên là việc nhiều nước cấm tàu Bắc Triều Tiên qua lãnh hải của họ. Các tàu mà Triều Tiên sở hữu đang bị nghi ngờ sử dụng cờ nước khác để ngụy trang trong quá trình vận chuyển hàng hóa bất hợp pháp.
Mông Cổ là một trong những đồng minh kiên định nhất của Bình Nhưỡng, nhưng nước này cũng có quan hệ chặt chẽ với Seoul, đã hủy bỏ việc đăng ký của tất cả 14 loại tàu của Triều Tiên treo cờ của Mông Cổ, theo một báo cáo này đệ trình lên Liên Hợp Quốc trong tháng Bảy, mặc dù biện pháp trừng phạt chỉ yêu cầu một trong số đó. (Việc cho một tàu của nước ngoài treo cờ tương đương với tuyên bố tàu đó có thể hoạt động thương mại với nước cho phép sử dụng cờ).
Campuchia, một trong những nước tạo nhiều điều kiện nhất cho Bắc Triều Tiên trong việc sử dụng cờ của mình, đã kết thúc chương trình đăng ký sử dụng cờ nước này cho tất cả các tàu nước ngoài trong tháng Tám, mặc dù không chỉ duy nhất Bắc Triều Tiên bị loại ra.
Cờ của 69 nước trên tàu của Bắc Triều Tiên, mặc dù không nước nào trong số đó nằm trong danh sách đen của Liên Hợp Quốc, đã không được công nhận kể từ khi Liên Hiệp Quốc thắt chặt các lệnh trừng phạt hồi Tháng Ba, Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc cho biết vào tháng trước. Đội tàu buôn của Bắc Triều Tiên theo ước tính của Liên Hiệp Quốc hiện tại vào khoảng 240 tàu.
Tuy nhiên, các biện pháp một lần được tiến hành bởi các nước khác nhau có nghĩa là Bình Nhưỡng chỉ cần đơn giản là thay đổi hoạt động kinh doanh của mình sang một nơi khác - một thiếu sót của các hành động đơn phương nói chung.
Trung Quốc và Nga sử dụng số lượng lớn công nhân Bắc Triều Tiên và đã công khai cho thấy họ không có ý định ngăn chặn việc cấm công nhân Triều Tiên.
Trong tháng này, Bắc Triều Tiên đã mở đại sứ quán tại thủ đô Belarus Minsk, nâng tổng số của các cơ quan ngoại giao của mình lên con số 54.
Bình Nhưỡng đã được biết đến với việc sử dụng nhân viên ngoại giao để mua sắm thiết bị cấm hoặc các hoạt động gây quỹ bất hợp pháp, một số người đã bị bắt với số lượng lớn vàng hoặc tiền mặt.
Trung Quốc, các chuyên gia cho rằng, vẫn là tác nhân chính.
"Thay vì sự hiệu quả, các hành động đơn phương chỉ có tác dụng gây áp lực tâm lý đối với miền Bắc," Chang Yong-seok, một nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện nghiên cứu Hòa bình và Thống nhất tại Đại học Quốc gia Seoul cho biết. "Nhưng giống như các băng nhóm tội phạm, Bắc Triều Tiên sẽ không co rúm người lại trước nhiều áp lực tâm lý."
Quý Vũ (Reuters)