Ông lập luận rằng con người cần phải được định hình bởi chính quyền trong quốc gia và không biện giải cho những bước đi để làm được điều đó.
Tách khỏi Malaysia
Trong bản sao về cuộc họp báo đầy xúc động ngày 9/8/1965, sau khi Malaysia bỏ phiếu “trục xuất” Singapore ra khỏi đất nước, Lý Quang Diệu nói:
“Với tôi, đó là khoảnh khắc đau đớn cả đời… Tôi đã tin vào sự hợp nhất, thống nhất của 2 lãnh thổ này. Bạn biết đấy, đó là một dân tộc, được kết nối với nhau bởi địa lý, kinh tế và mối quan hệ ruột thịt. Cá vị không phiền nếu chúng ta ngừng lại một chút? )tạm ngừng để ông Lý lấy lại bình tĩnh)
(…) Không có gì phải lo lắng về điều đó. Rất nhiều thứ sẽ xảy ra như lẽ thường. Nhưng hãy kiên định, bình tĩnh. Chúng ta sẽ có một quốc gia đa chủng tộc ở Singapore… Tất cả mọi người sẽ có được địa vị của mình: sự bình đẳng, ngôn ngữ, văn hóa, tôn giáo”.
Tự do báo chí
Tại phiên họp toàn thể của Viện Báo chí Quốc tế ở Helsinki ngày 9/6/1971, ong Lý Quang Diệu nói: “Vai trò của con người và chính phủ trong các quốc gia mới cũng như truyền thông đại chúng là gì?... Truyền thông đại chúng có thể giúp trình bày vấn đề của Singapore một cách đơn giản, dễ hiểu và sau dó giải thích các Chính sách và chương trình của chính phủ để giải quyết những khó khăn trên như thế nào. Quan trọng hơn, chúng tôi muốn truyền thông để củng cố chứ không phải để phá hủy các giá trị văn hóa và thái độ xã hội được khắc sâu trong các trường trung học, đại học của chúng ta”.
“Tự do báo chí, tự do truyền thông đều phụ thuộc vào nhu cầu về sự toàn vẹn của Singapore và mục tiêu lớn nhất là có được một chinh phủ qua bầu cử”.
Vai trò của nhà nước
Tờ Straits Times ngày 20/4/1987 dẫn lại một bài phát biểu của ông trước ngày Quốc khánh năm 1986: “Tôi thường bị cáo buộc là can thiệp vào cuộc sống riêng của công dân. Vâng, nếu tôi không làm vậy, tôi không làm điều đó thì chúng ta không được như ngày hôm nay.
Và tôi có thể nói không chút hối hận rằng chúng ta sẽ không có được hư ngày hôm nay, chúng ta sẽ không có được những tiến bộ kinh tế nếu chúng ta không can thiệp vào những vấn đề mang tính cá nhân – từ hàng xóm của bạn là ai, bạn sống như thế nào, bạn được phép làm ồn ra sao, được khạc nhổ như thế nào hay sử dụng ngôn ngữ nào. Chúng tôi quyết định điều gì là đúng”.
Cố thủ tướng Lý Quang Diệu qua đời ở tuổi 91
Phương Tây
Trong cuộc trả lời phỏng vấn tạp chí Foreign Policy, tháng 3,4 năm 1994:
“Hãy để tôi được thẳng thắn, nếu chúng tôi không lấy những điểm tốt của phương Tây để hướng dẫn mình, chúng tôi sẽ không thể thoát khỏi lạc hậu. Chúng tôi sẽ chỉ là một nền kinh tế lạc hậu với một xã hội lạc hậu. Nhưng chúng tôi không cần mọi thứ của phương Tây”.
Trả lời một câu hỏi khác: “Hãy để tôi nói cho bạn một ví dụ gói gọn toàn bộ sự khác biệt giữa Mỹ và Singapore. Mỹ có vấn đề luẩn quẩn về ma túy. Giải quyết nó như thế nào? Họ đi vòng quanh thế giới để giúp các cơ quan chống ma túy khác cố gắng ngăn chặn những kẻ buôn ma túy… Singapore thì không vậy.
Những gì chúng tôi có thể làm đó là thông qua một đạo luật rằng bất cứ nhân viên hải quan hay cảnh sát nào nhìn thấy bất cứ ai tại Singapore có hành vi đáng ngờ… thì đều có thể yêu cầu người đó đi thử nước tiểu. Nếu mẫu thử có chứa thuốc phiện, người đó sẽ bị xử lý ngay lập tức. Ở Mỹ, nếu bạn làm vậy là đã xâm phạm quyền cá nhân và sẽ bị kiện”.
Hình mẫu Singapore
Trong cuộc trả lời phỏng vấn New York Times ngày 29/8/2007:
“Chúng tôi biết rằng nếu chúng tôi chỉ giống như các nước láng giềng, chúng tôi sẽ chết. Bởi chúng tôi chẳng có gì để mời gọi so với họ. Vì thế mà chúng tôi phải làm ra những thứ khác biệt, tốt hơn so với những gì họ có. Đó là sự liêm khiết. Đó là hiệu quả. Đó là nhân tài. Và hướng đi này hiệu quả.
Chúng tôi là những người thực dụng… Muốn biết nó hiệu quả không? Hãy thử và nếu có tác dụng thì hãy tiếp tục. Nếu không, hãy vứt nó qua một bên, thử cái khác. Chúng tôi không đi theo bất cứ học thuyết nào cả”.
Những thách thức tương lai
Trong cuộc phỏng vấn của New York Times ngày 13/9/2010:
“Sự hối tiếc là nền móng chật hẹp để xây dựng lên dinh thự khổng lồ này vì thế tôi đã nói với thế hệ kế cận rằng xin đừng hài lòng với những gì đã có.
Nếu bạn quên mất đây là một hòn đảo nhỏ, chúng ta sẽ xây dựng được những tòa tháp vươn tới 100 tầng hoặc có thể là 150 tần nếu các bạn giỏi giang. Nhưng nếu bạn. Nhưng nếu các bạn tin rằng đây là vĩnh cửu, nó sẽ sụp đổ và bạn sẽ không bao giờ có cơ hội thứ hai”.
Di sản của ông
Cũng trong cuộc phỏng vấn với New York Times vào ngày 13/9/ 2010
“Lời tuyên án cuối cùng không có trong cáo phó mà nó sẽ được các nghiên cứu sinh nghiên cứu tiến sĩ đào bới trong các tài liệu lưu trữ, trong những bài báo cũ viết về tôi, đánh giá qua những gì mà đối thủ của tôi đã nói, chọn lọc các bừng chứng và kiếm tìm sự thật.
Tôi không nói rằng mọi thứ tôi đã làm là đúng nhưng mọi thứ tôi đã làm đều vì mục đích cao quý”.
Việc cấm nhai kẹo cao su
“Nếu bạn không thể suy nghĩ khi không nhai thứ gì đó, hãy thử một quả chuối”.
Bảo Linh (tin tức BBC)