Tin mới

Những phen "muối mặt" của các tổng thống Mỹ khi công du nước ngoài

Thứ năm, 24/03/2016, 17:27 (GMT+7)

Dù nắm vai trò là nhà lãnh đạo của cường quốc số 1 thế giới, song các vị tổng thống Mỹ đều không tránh khỏi những phen "tẽn tò" trong các chuyến công du nước ngoài.

Dù nắm vai trò là nhà lãnh đạo của cường quốc số 1 thế giới, song các vị tổng thống Mỹ đều không tránh khỏi những phen "tẽn tò" trong các chuyến công du nước ngoài.

Theo Sputnik, tình huống mới nhất là trong chuyến công du của Tổng thống Obama tới Cuba. Đây được đánh giá là chuyến đi lịch sử của ông Obama bởi sau 88 năm mới lại có một vị tổng thống Mỹ đương nhiệm đến quốc gia này.

Cái bắt tay khó hiểu của Obama và Raul Castro 

Thế nhưng, ông chủ Nhà Trắng lại bị một phen khó xử khi Chủ tịch Cuba Raul Castro từ chối để ông Obama khoác tay lên vai mình vào cuối buổi họp báo chung ở thủ đô Havana. Cái bắt tay khác thường của hai nhà lãnh đạo lập tức trở thành chủ đề suy đoán của cộng đồng quốc tế. Người ta phân vân không hiểu do sự chênh lệch chiều cao giữa hai nhà lãnh đạo đã dẫn đến tình huống này, hay còn vì ẩn ý sâu xa nào đằng sau.

[mecloud]xfoZ5rw3Y2[/mecloud]

Hilary Clinton ngủ gật trong bài phát biểu của ông Obama

Đây cũng không phải lần đầu tiên Tổng thống Obama gặp phải tình huống bối rối khi công du nước ngoài. Trong chuyến thắm đến Myanmar vào năm 2012, và cũng là chuyến thăm đầu tiên của một tổng thống Mỹ đến quốc gia này, ông Obama đã có bài phát biểu lịch sử bày tỏ sự ủng hộ của Mỹ đối với cuộc cải cách mới ở Myanmar.

[mecloud]zgXvir8bEW[/mecloud]

Tuy nhiên, trong khi tổng thống say sưa với bài phát biểu, thì Ngoại trưởng Mỹ khi đó là bà Hilary Clinton lại say sưa ngủ gật. Điều đáng nói là khi đó bà Clinton đang ngồi cạnh Aung San Suu Kyi, cựu tù nhân chính trị và cũng là người đoạt giải Nobel Hòa bình, từng bị quản thúc tại gia đến 15 năm.

Tổng thống Bill Clinton ngủ gật trong lễ tưởng niệm Martin Luther King

Chồng bà Hilary, cựu Tổng thống Bill Clinton cũng từng bị cánh báo giới chụp lại cảnh ngủ gật trong một bài phát biểu.

Năm 2008, khi đang giữ chức tổng thống, ông Clinton cũng bị bắt gặp đang ngủ gật trong lễ tưởng niệm Martin Luther King.

[mecloud]qenCSX1ptx[/mecloud]

George Bush và những tình huống ngoại giao "hớ hênh"

Tuy nhiên, cựu tổng thống George W Bush mới là "nhà vô địch" trong những tình huống "đáng xấu hổ" khi công du nước ngoài.

Trong chuyến thăm Tokyo năm 2002, ông Bush đã nhầm lẫn hai từ "mất giá" và "lạm phát" (devaluation và deflation) khi nói về đồng yên.

Tình huống này này xảy ra khi ông Bush hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản, ông Junichiro Koizumi về vấn đề "mất giá". Người ta chỉ ra rằng vị tổng thống đã đề cập đến "vấn đề mất giá", nhưng không phải trước khi USD tăng bằng 1/4 so với đồng yên của Nhật.

Trong một trường hợp khác, vào năm 2007, ông Bush lại nhầm lẫn hai nước Áo và Australia (tiếng anh là Austria và Australia) khi cảm ơn Thủ tướng Australia John Howard vì đã triển khai "quân đội Áo" đến Iraq. Thực tế là chẳng có binh sĩ Áo nào ở đó, mà là 1.500 binh sĩ Australia đã được điều đến Iraq.

Ông Bush lại tiếp tục có một sai lầm khác khi nhầm lẫn APEC (Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương) và OPEC (Tổ chức Các nước Xuất khẩu dầu lửa).

[mecloud]i4PB69wrte[/mecloud]

Phát biểu tại diễn đàn doanh nghiệp vào đếm trước khi diễn ra hội nghị thượng đỉnh APEC tại Sydney, Australia, ông Bush nói với ông Howard rằng: "Ngài Thủ tướng, cảm ơn vì sự giới thiệu của ngài. Cảm ơn ngài vì đã chủ trì hội nghị OPEC (thay vì APEC)".

Khi những khán giả ngồi dưới cười to, tổng thống Mỹ đã sửa lại và đùa rằng: "Ông ấy mời tôi đến hội nghị OPEC vào năm sau".

George Bush cũng gặp phải tình huống bối rối vào năm 1992. Trong chuyến thăm Tokyo của tống thống Mỹ thứ 41, ông Bush, khi đó đang bị ốm nặng, đã dùng bữa tối với Thủ tướng nhật Kiichi Miyazawa. Tuy nhiên, do tình trạng sức khỏe không tốt, tổng thống Mỹ đã nôn vào người thủ tướng Nhật trước khi rơi vào trạng thái hôn mê bất tỉnh. Thật may mắn là sự cố này đã không ảnh hưởng đến quan hệ hai nước.

[mecloud]I9IVoxR2Zt[/mecloud]

Năm 2005, vào cuối buổi chụp hình tại cuộc họp báo ở Trung Quốc, ông Bush đã nhanh chóng tìm một lối ra ngoài, đáng tiếc, ông lại nhầm lẫn đi về phía cánh cửa bị khóa.

[mecloud]ZWu87qRBSF[/mecloud]

Sau khi trả lời 6 câu hỏi từ một nhóm phóng viên Mỹ, tổng thống sải bước đi về phía cánh cửa. Ông giật mạnh cả hai tay nắm trên cánh cửa nhưng không cánh cửa không thể mở ra.

"Tôi đang cố gắng để thoát khỏi đó nhưng rõ ràng cánh cửa đã không hoạt động", ông Bush sau đó thừa nhận.

Jimmy Carter và rắc rối từ thông dịch viên

Một tổng thống Mỹ khác cũng gặp tình huống khó xử là cố Tổng thống Jimmy Carter trong chuyến thăm Ba Lan năm 1977.

Trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên trên cương vị tổng thống, Bộ Ngoại giao đã cử một thông dịch viên đi cùng ông có tên là Steven Seymour - người được trả số tiền khiêm tốn là 150 USD/ ngày. Mặc dù là nhà biên dịch các tài liệu viết bằng tiếng Ba Lan rất giỏi và được tôn trọng, Seymour lại tỏ ra không xuất sắc trong văn nói. Việc nhầm lẫn của người phiên dịch này đã kéo theo sau đó một loạt những sai lầm.

 Steven Seymour (trái, cúi người) được Bộ ngoại giao Mỹ thuê với giá 150 USD để trở thành phiên dịch tiếng Ba Lan cho Mỹ Tổng thống Jimmy Carter. Ảnh: AP

Ba lỗi căn bản nhất mà người này mắc phải đã nhanh chóng được liệt kê. Đầu tiên, ông Carter tuyên bố trước tất cả mọi người rằng ông rất vui khi đến Ba Lan. Thế nhưng, thông dịch viên lại dịch thành ông đã bỏ lại nước Mỹ và đến sinh sống tại Ba Lan.

Sau đó, ông Carter vẫn mỉm cười, tuyên bố rằng ông muốn tìm hiểu về những mong muốn của người Ba Lan, thì người dịch lại biến nó thành ông Carter muốn có được Ba Lan.

Cuối cùng, Carter nói rằng ông rất hạnh phúc khi đến Ba Lan, thì Seymour dịch thành ông Cater rất hạnh phúc khi nắm bắt được "những bộ phận riêng tư" của Ba Lan.

Điều thú vị là Seymour không hề nhận ra bất cứ điều gì trong sai lầm của mình, mãi cho đến ngày 31/12 khi một nhà báo đến gặp ông và hỏi về những sai lầm đó. 48 tiếng sau đó, Seymour bị sa thải.

Tổng thống Gerald Ford vấp ngã khi xuống máy bay

[mecloud]bbxePvKTwt[/mecloud]

Cuối cùng là Tổng thống Gerald Ford. Khi đến thăm Áo vào năm 1975, ông đã bị ngã khi đang bước xuống chiếc Không lực 1 - chuyên cơ dành riêng cho tổng thống Mỹ. Sau đó ông Ford giải thích rằng do bị đau đầu gối nên ông mới bị ngã.

Lê Huyền (Sputnik)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news