Nờ Ô Nô (hay Tuấn Brice) là cái tên khiến dư luận dậy sóng những ngày qua. Sau khi chia sẻ clip "Người nghèo ăn gì Nờ Ô Nô cho ăn đó", Tiktoker này đối mặt với làn sóng tẩy chay vô cùng mạnh mẽ. Mang danh nghĩa giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, nhưng Nờ Ô Nô thể hiện rõ mục đích câu view "rẻ tiền" với ngôn từ không thể thiếu đạo đức hơn, đi cùng những bình phẩm mang tính mạt sát người khác.
Chiều 26/11, Nờ Ô Nô có livestream trên Tiktok để nói về sự việc. Trong lần xuất hiện này, nam TikToker có thái độ bất mãn với CDM. Nờ Ô Nô thừa nhận sai, đã biết xin lỗi, còn những người sử dụng bạo lực mạng để công kích anh mới là người sai. Anh chàng nhận định, những Tiktoker lên tiếng về vụ việc là cố tình "dìm hàng" mình, muốn "ké fame". Nờ Ô Nô khẳng định các nghệ sĩ, trang cộng đồng... đang ghen ăn tức ở nên mới tạo nên làn sóng tẩy chay như thế. Chia sẻ này một lần nữa "thêm dầu vào lửa", khiến làn sóng phẫn nộ trở nên đỉnh điểm.
Ngày 28/11, đại diện TikTok cho biết đã khóa vĩnh viễn tài khoản của Nờ Ô Nô vì những nội dung không phù hợp tiêu chuẩn cộng đồng. Cùng thời điểm, Sở TTTT TP.HCM cũng cho biết đã liên tục liên lạc với Nờ Ô Nô qua số điện thoại nhưng người này tắt máy. Cơ quan chức năng đang hiện hệ với nam Tiktoker thông qua địa chỉ thường trú.
Về phía Nờ Ô Nô, nam Tiktoker cũng không thể ngồi yên mà đến nhà cụ bà trong clip gây tranh cãi để gửi lời xin lỗi. Trong clip được cư dân mạng lan truyền, Nờ Ô Nô quỳ sạp người mong muốn được cụ bà tha thứ đồng thời xin công chúng bỏ qua sai lầm do "bồng bột".
"Xin lỗi", cụm từ được bắt gặp nhiều khi phạm phải sai lầm, được sử dụng như một cách để nhận lại sự tha thứ. Một đứa trẻ, khi bị mẹ đánh đòn vì không nghe lời cũng thốt ra "xin lỗi", hay một tội phạm khi "xin lỗi" mong muốn được giảm án.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, "xin lỗi" được nói ra, song không dễ để được bỏ qua. Như Nờ Ô Nô việc "ký sinh" trên nỗi khổ của người khác, tạo ra những nội dung bẩn nhằm mục đích cá nhân là điều khó chấp nhận. Nói ra lời xin lỗi thì "dễ như ăn kẹo", nhưng để được công chúng tha thứ lại "khó như hái sao trên trời".
Hình ảnh Nờ Ô Nô cúi mình, rơi nước mắt cầu xin sự tha thứ dường như vẫn chưa thể xoa dịu được dư luận. Netizen vẫn tỏ ra sự bất bình, tiếp tục đẩy mạnh làn sóng tẩy chay anh chàng, yêu cầu cơ quan chức năng vào cuộc. Hai ý kiến đối lập nổ ra được thảo luận trên mạng xã hội:
1 là: Không thể tha thứ cho những kẻ chà đạp người khác để mang lại lợi lộc cho bản thân mình. Một bát phở mà cậu ta cho là nhiều, không bao giờ mua được danh dự của người nghèo, và càng không bao giờ đủ để ai đó ngạo nghễ trên sự khó khăn của nghèo. Nên mạnh tay xử lý triệt để, từ đó làm gương, để duy trì một không gian mạng trong sạch.
2 là: Chúng ta nên có sự tha thứ. Một tội phạm khi ăn năn còn nhận được khoan hồng của pháp luật. Tuổi trẻ ai cũng có bồng bột. Đây sẽ là bài học đắt giá để Nờ Ô Nô nhớ mãi trong sự nghiệp. Hơn nữa cụ bà cũng đã đồng ý tha thứ. Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại. Hãy bao dung.
Còn nhớ Thơ Nguyên, nữ Youtuber đình đám thường xuyên mắc phải tranh cãi khi sản xuất nội dung thiếu lành mạnh cho trẻ em.
Năm 2017, Thơ Nguyễn liên tục đăng tải video thử nghiệm nguy hiểm, bị các bậc phụ huynh đánh giá không có tính giáo dục. Đơn cử như video: 24h sống lênh đênh trên hồ nước", "24h trong giấy, gầm bàn, nhà phao", "24h sống ở bãi rác".
Trước chỉ trích, Thơ Nguyễn đã xóa các video kể trên, kèm xin lỗi trên trang Facebook.
"Ngựa quen đường cũ", 2021, Thơ Nguyễn lại gây tranh cãi khi đăng 2 clip có nội dung liên quan đến búp bê kumanthong. Một lần nữa, tranh cãi nổ ra và một lần nữa Thơ Nguyễn lên tiếng xin lỗi.
"Xin lỗi..." lặp đi lặp lại quá nhiều lần, chẳng khác nào một câu nói cửa miệng, thiếu sức nặng. Không ít lần các người sáng tạo nội dung trên mạng xã hội đăng tải các clip nội dung "xin lỗi", "clip cuối", "tạm biệt", song thực chất là cách chống chết, làm cho có lệ, thậm chí chiêu trò thu hút lượt xem.
Ảnh: Internet