Tần Thủy Hoàng là Hoàng đế đầu tiên thống nhất Trung Hoa sau khi tiêu diệt sáu nước chư hầu chấm dứt thời kỳ Chiến Quốc. Tần Thủy Hoàng là người lãnh đạo đội quân "hổ lang chi sư" (ý chỉ: Một sư đoàn dũng mãnh như hổ, giảo hoạt như hồ, kỷ luật nghiêm minh như lang) chinh phục sáu nước, trở thành Hoàng đế năm 38 tuổi.
Trong lịch sử từng xôn xao về lời tiên tri về cái chết của Tần Thủy Hoàng. Một ngày nọ, một ngày dần vào đông của Thủy Hoàng đế năm thứ 36 (211 TCN), Tần Thủy Hoàng đang đi tuần du ngoạn thì đột nhiên có một người lạ xuất hiện trên đường, một mực chặn đứng đoàn xe đang di chuyển. Ông ta còn cầm một miếng ngọc trên tay, đưa cho thị vệ của Tần Thủy Hoàng và nói: Năm nay Tổ long sẽ chết.
Tổ long dùng để chỉ Tần Thủy Hoàng, Tổ có nghĩa là thủy tổ và rồng dùng để chỉ Hoàng đế. Ý là năm nay Tần Thủy Hoàng sắp chết, thị vệ sợ đến mức sững người chưa dám tin vì trên đời lại có người dám nói Hoàng đế như vậy. Đến khi thị vệ định thần lại thì người lạ đã đi mất.
Điều kỳ lạ hơn cả là mảnh ngọc mà người đàn ông lạ mặt đưa cho thị vệ chính là mảnh ngọc mà Tần Thủy Hoàng đã ném xuống sống khi cúng tế Hà thần (thần Sông).
Tần Thủy Hoàng qua đời vào Thủy Hoàng đế năm thứ 37 (210 TCN). Những điều kỳ lạ này ít nhiều đã báo trước sự kết thúc sắp xảy ra của nhà Tần, điều cuối cùng còn kỳ quái hơn nhưng không ai biết nguồn gốc là đúng hay sai, chỉ là truyền miệng trong dân gian. Có tương đối ít tài liệu lịch sử về nhà Tần, có lẽ với việc nghiên cứu này sẽ khả quan hơn nếu Trung Quốc tìm thấy nhiều hơn các thẻ tre ghi lại bút tích của thời đại đó.
Bên cạnh đó, nguyên nhân cái chết của Tần Thủy Hoàng cũng là một đề tài bất tận với nhiều giả thuyết.
Thứ nhất, đối với những người đam mê thuyết âm mưu, họ quan tâm đến "thuyết bị mưu sát". Theo đó, Tần Nhị Thế Hồ Hợi được cho là kẻ đã lên kế hoạch mưu sát cha ruột mình để lên ngôi Hoàng đé. Giả thuyết này bắt nguồn từ tiểu thuyết "Tần Thủy Hoàng chi tử" của nhà văn Quách Mạt Nhược. Hồ Hợi được cho là liên thủ cùng thái giám Triệu Cao hại chết Doanh Chính Tần Thủy Hoàng để lên ngôi.
Giả thuyết thứ hai là "chết vì làm việc quá sức". Tần Thủy Hoàng đã dành nhiều công sức để tiêu diệt 6 nước chư hầu, xây dựng Vạn Lý Trường Thành, xây dựng cung điện A Phòng, xây dựng lăng mộ Lý San. Do lao lực quá sức, nhiều người cho rằng cơ thể Tần Thủy Hoàng đã vượt quá sức chịu đựng của con người nên phát bệnh mà chết.
Giả thuyết thứ ba cũng là giả thuyết được cho là thuyết phục nhất. Theo đó, nguyên nhân cái chết của Tần Thủy Hoàng là do bị ngộ độc thủy ngân. Sau khi Tần Thủy Hoàng hoàn thành đại nghiệp thống nhất, ông ta bị ám ảnh bởi vấn đề trường sinh bất tử. Tần Thủy Hoàng tin rằng trên đời này có loại tiên dược giúp con người bất tử.