Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nhân dân cho biết họ đang cảnh giác cao độ, leo thang đe dọa nhằm buộc Hàn Quốc ngăn các nhà hoạt động rải truyền đơn qua biên giới, theo KCNA. "Quân đội chúng tôi đang theo dõi chặt chẽ tình hình hiện tại, theo đó, các mối quan hệ bắc - nam đang trở nên ngày càng tệ hơn. Chúng tôi sẵn sàng cung cấp sự đảm bảo quân sự chắc chắn cho bất cứ biện pháp mở rộng nào của đảng và chính phủ", KCNA dẫn lời Bộ quân sự.
Triều Tiên không cung cấp chi tiết về những khu vực nằm trong kế hoạch nhưng có vẻ họ đang nhắc tới khu vực đã giải trừ quân bị hiện nằm gần khu công nghiệp chung với Hàn Quốc tại thành phố Kaesong ở phía tây và một khu nghỉ mát chung đã bị đóng cửa ở phía đông, quanh núi Kumgang của Triều Tiên.
Kế hoạch này không kêu gọi loại bỏ các điều khoản trong Hiệp định Đình chiến 1953. Đây là hiệp định chấm dứt cuộc chiến tranh Triều Tiên và lập khu DMZ rộng 4km trên bán đảo. Triều Tiên và Hàn Quốc có khoảng 1 triệu binh sĩ đồn trú gần cuối vùng đệm này, biến nơi này trở thành một trong những khu biên giới được củng cố nghiêm ngặt nhất thế giới.
Triều Tiên cũng kêu gọi Hàn Quốc tuân thủ các điều khoản của thỏa thuận năm 2018 giữa 2 nước nhằm giảm các cuộc đụng độ ở biên giới. Hiệp định, được coi là điểm mốc trong hòa giải đã dẫn đến việc 2 miền Triều Tiên mỗi bên phá hủy 10 đồn bảo vệ tiền tuyến, thi hành lệnh cấm tập trận tại khu vực và áp đặt vùng cấm bay.
Bộ quốc phòng Hàn Quốc kêu gọi Bình Nhưỡng tuân thủ thỏa thuận nói trên, theo đó quân đội cả 2 bên tuyên bố chấm dứt "tất cả các hành động thù địch" và phá hủy một số công trình dọc khu phi quân sự. "Chúng tôi đang nói về tình huống một cách nghiêm túc. Quân đội của chúng tôi đang duy trì tư thế sẵn sàng, có thể ứng phó với bất cứ tình huống nào", phát ngôn viên của bộ, Choi Hyun-soo nói tại cuộc họp báo.
Thông báo được đưa ra sau khi căn thẳng với Seoul leo thang kể từ khi 2 nhóm các nhà hoạt động gửi tờ rơi chống ông Kim qua biên giới Triều Tiên hồi đầu tháng này. Điều đó đã thúc đẩy việc em gái ông Kim Jong Un đưa ra tuyên bố bất thường, nói rằng "đã tới lúc" phá với quan hệ với Hàn Quốc. Bà Kim Yo-jong cho biết hành động tiếp theo chống lại "kẻ thù" sẽ đến từ quân đội. Điều này gợi nhớ lại một thập kỷ trước, khi Triều Tiên pháo kích vào một hòn đảo của Hàn Quốc khiến 4 người thiệt mạng. Bình Nhưỡng còn bị nghi phóng ngư lôi vào một tàu chiến Hàn Quốc khiến 46 thủy thủ thiệt mạng.
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã cố gắng xoa dịu căng thẳng bằng cách hủy giấy phép của 2 nhóm hoạt động rải truyền đơn nói trên (Fighters for Free North Korea và KeunSaem). Những nỗ lực này đã bị nhóm theo dõi Nhân quyền chỉ trích.
Hàn triệu tờ rơi đã bay qua biên giới trong hơn một thập kỷ qua mang thông điệp chỉ trích các lãnh đạo Triều Tiên. Những tờ rơi mới nhất đã suy đoán về sức khỏe của ông Kim Jong Un vì ông vắng mặt trong vài tuần trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát khắp thế giới.