Tin mới

Nước để dập lửa, nhưng vì sao các ngọn núi lửa lại phun trào dưới đại dương?

Thứ tư, 07/04/2021, 10:26 (GMT+7)

Dưới đại dương vô cùng rộng lớn, với khối lượng nước khổng lồ và nhiệt độ thấp, tuy nhiên các ngọn núi lửa vẫn có thể phun trào dưới nước.

Nước chiếm phần lớn thể tích của bề mặt trái đất. Tuy nhiên có bao giờ bạn thắc mắc vì sao núi lửa vẫn có thể phun trào phía dưới đại dương. Tưởng chừng việc núi lửa phun trào dưới đại dương là hiếm gặp nhưng theo thống kê từ Science ABC, gần 75% lượng magma (nham thạch) trên Trái Đất đều đến từ núi lửa bên dưới đại dương.

Ảnh: Seapics
Ảnh: Seapics

Trên thực tế, nuos lửa được hình thành trên các vết nứt của vỏ Trái Đất. Chính những vết nứt này sẽ tạo ra khí, dung nham, tro,.. đồng thời phun trào lên bề mặt. Một đợt phun trào núi lửa có nhiệt độ lên tới 1.000 độ C. Chính vì nhiệt độ của dòng dung nham quá cao nên nước biển lúc này chỉ có thể làm giảm nhiệt của dung nham.

Đồng thời, đại dương không thể chặn núi lửa phun trào bởi nước biển không thể làm giảm áp suất bên trong Trái Đất, trong khi đó nguyên lý hoạt động của núi lửa là do áp suất bên trong quá cao. Khi núi lửa phun trào dưới đại dương, nham thạch sẽ hòa cùng nước biển, được tích tụ, khiến địa hình xung quanh được nâng cao. 

Đặc biệt, nếu lượng nham thạch phun ra đủ lớn, nó thậm chí còn có thể tạo ra một hòn đảo trên mặt biển với diện tích lớn.Vào năm 1960, ở gần Iceland, một hòn đảo rộng 40m và dài 550m đã được tạo ra sau vụ phun trào núi lửa ngầm gần đó.

Ảnh: Earth
Ảnh: Earth

Việc núi lửa phun trào có thể đồng thời mang một số kim loại quý lên bề mặt Trái Đất, chẳng hạn như kim cương. Hầu hết các mỏ kim cương ngày nay đều tập trung ở những nơi từng có núi lửa phun trào. Tuy nhiên ngược lại, chúng cũng có thể mang tới một thảm họa thiên nhiên, gây ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của con người.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news
Từ khóa: núi lửa