Ô nhiễm không khí giết chết khoảng 4.000 người Trung Quốc mỗi ngày, chiếm 1 trong số 6 trường hợp tử vong sớm ở đất nước đông dân nhất thế giới, theo một nghiên cứu của Mỹ.
Các công nhân xây dựng làm việc trong môi trường mùa sương tại thủ đô Bắc Kinh. |
Các nhà vật lý tại ĐH Berkeley, California đã tính ra rằng cứ khoảng 1,6 triệu người Trung Quốc chết mỗi năm vì bệnh tim, phổi và các vấn đề đột quỵ do không khí cực kỳ ô nhiễm, đặc biệt là các hạt sương mù cực nhỏ. Các nghiên cứu trước đó cũng đã đưa ra só liệu người chết vì ô nhiễm không khí hàng năm của Trung Quốc là từ 1-2 triệu người nhưng đây là lần đầu tiên các nhà khoa học sử dụng số liệu quan trắc không khí Trung Quốc vừa mới phát hành.
Nghiên cứu được công bố ngày 13/8 đã nói lượng khí thải do đốt than để tạo điện năng và sưởi ấm nhà cửa là nguyên nhân chính. Được công bố trên tap chí PLOS One, nghiên cứu sử dụng các phép đo không khí thực tế và sau đó sự tính toán trên máy tính đã chỉ ra: ước tính số người chết vì đột quỵ, tim, phổi khác nhau ở từng chất ô nhiễm.
Tác giả nghiên cứu, ông Robert Rohde cho biết 38% dân số Trung Quốc sống tại khu vực có chất lượng không khí trung bình "không lành mạnh" (theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ) trong một thời gian dài.
"Đó là một con số rất lớn. Sẽ hơi khó khăn để các bạn hình dung về nó. Tồi tệ nhất là phía tây nam của Bắc Kinh", ông Rohde nói.
Đặt ô nhiễm không khí tại Trung Quốc vào hoàn cảnh khác, dữ liệu tại Hiệp hội Phổi Hoa Kỳ gần đây nhất cho thấy Madera, California có các hạt nhỏ trung bình cao nhất tại Mỹ. Nhưng 99,9% nửa phía đông của Trung Quốc còn có trung bình các hạt nhỏ mỗi năm cao hơn ở Madera, ông Rohde nói.
"Nói cách khách, gần như tất cả người dân tại Trung Quốc đang phải hít thở không khí có những hạt bụi tồi tệ hơn cả nơi có không khí tệ nhất tại Mỹ", ông Rohde giải thích.
Trong một tài liệu năm 2010, EPA ước tính có khoảng 63.000-88.000 người chết tại Mỹ vì ô nhiễm không khí. Các ước tính khách dao động từ 35.000-200.000.
Không giống Mỹ, ô nhiễm không khí tại Trung Quốc tệ nhất vào mùa đông do việc đốt than để sưởi ấm và điều kiện thời tiết khiến không khí bẩn ở gần mặt đất.
Bảo Linh (theo AP)