Tin mới

Obama đã "dọn đường" cho chiến thắng của Trump như thế nào?

Thứ sáu, 11/11/2016, 16:25 (GMT+7)

Những di sản mà tổng thống Obama để lại cho nước Mỹ giống như những mảnh thủy tinh từ cửa sổ bị vỡ, nằm rải rác trên sàn. Trong số những nhân vật thuộc tầng lớp tinh hoa Mỹ vẫn còn bị sốc bởi chiến thắng của Donald Trump, cũng chẳng ai tạo ra một cú "hit" hơn Obama, vị tổng thống có chính quyền đang bị phủ nhận đến mức hiếm có trong lịch sử Mỹ.

Những di sản mà tổng thống Obama để lại cho nước Mỹ giống như những mảnh thủy tinh từ cửa sổ bị vỡ, nằm rải rác trên sàn. Trong số những nhân vật thuộc tầng lớp tinh hoa Mỹ vẫn còn bị sốc bởi chiến thắng của Donald Trump, cũng chẳng ai tạo ra một cú "hit" hơn Obama, vị tổng thống có chính quyền đang bị phủ nhận đến mức hiếm có trong lịch sử Mỹ.

Thật vậy, chính quyền Obama đã nỗ lực trong tuyệt vọng để tạo ra sức mạnh cho ứng viên đảng Dân chủ Hillary Clinton. Tổng thống Obama cũng nhiều lần chỉ trích Trump vì sự thô bạo và thường xuyên dùng những lời lẽ chế nhạo đối với ứng viên đảng Cộng hòa.

Theo National Interest, các cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ thực chất chính là cuộc trưng cầu về tổng thống đương niệm hoặc đảng cầm quyền. Các cử tri cứ 4 năm một lần lại đưa ra phán quyết của họ dựa trên một câu hỏi bao quát, vị tổng thống (hoặc đảng cầm quyền) có thể hiện đầy đủ năng lực và thành công ở văn phòng hay không, từ đó thích hợp được "ở lại" hay "ra đi". Theo cách tính toán như vậy, các cử tri chủ yếu bầu chọn phụ thuộc vào thực trạng và những tuyên bố của người cầm quyền.

Chính quyền Obama ra sức ủng hộ ứng viên Hillary Clinton, nhưng cuối cùng, người giành chiến thắng là Trump.

Không có gì phản ánh thực tế nền chính trị dưới thời tổng thống Obama rõ ràng hơn là 2 cuộc thăm dò phản ứng vào ngày bầu cử. Trong số những cử tri nói rằng họ cảm thấy không ứng viên nào đủ điều kiện trở thành tổng thống, Trump đã được chọn tới 69%, trong khi Clinton là hơn 10%. Trong số những người nói cả hai ứng viên không có khí chất cho Nhà Trắng, 70% chọn Trump, trong khi chỉ 11% chọn Clinton. Nói cách khác, ngay cả những cử tri quan ngại nghiêm trọng về Trump cũng đã chọn bỏ phiếu cho ông. Chính trị trưng cầu dân ý đã thắng thế.

[mecloud]Zhuw4cMQSC[/mecloud]

Và trong chính trị trưng cầu, cử tri đưa ra bản án của họ đối với mỗi nhiệm kỳ tổng thống một cách riêng rẽ, không phải chỉ dựa trên những thành tích mà tổng thống có được. Vì vậy, nhiệm kỳ đầu tiên của Obama đã tàn lụi đáng kẻ khi cử tri đánh giá nhiệm kỳ thứ hai. Rõ ràng, việc đánh giá ở nhiệm kỳ thứ hai đã chứng minh điều ngược lại.

Cần lưu ý rằng Obama đã tái đắc cử năm 2012 bằng một khoảng cách rất nhỏ với 3,86% số điểm. Điều này đặt ông vào nhóm 4 tổng thống tái đắc cử với số điểm ít hơn 4%. Nhóm này bao gồm cả George W. Bush và Woodrow Wilson. Những gì chúng ta thấy trong cả 4 trường hợp là nhiệm kỳ đầu tiên của họ đều hầu như không xuất sắc nhưng hoàn toàn không có vấn đề gì nếu họ tiếp tục nhiệm kỳ thứ hai. Và chỉ ngay sau đó, những vấn đề tiềm ẩn từ nhiệm kỳ đầu tiên đã bắt kịp họ, và nhiệm kỳ thứ hai đã khiến họ bị chối bỏ trong cuộc bầu cử tiếp theo.

Nhiệm kỳ thứ hai của Obama đã "dọn đường" cho chiến thắng của Trump.

Trong trường hợp của Obama, ở nhiệm kỳ đầu, Đạo luật Bảo vệ Bệnh nhân và Chăm sóc sức khỏe (ObamaCare) chưa trở thành chính sách thảm họa như trong nhiệm kỳ thứ hai. Cử tri không đổ lỗi gay gắt cho ông vì màn thể hiện khiêm nhường trong tăng trưởng kinh tế vì họ hiểu ông phải thừa hưởng khủng hoảng kinh tế toàn cầu khi nhậm chức năm 2009. Chính sách của Mỹ tại Trung Đông dưới thời Obama chưa gây ra sự trỗi dậy phiền hà của Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Iraq và Syria. Sự can thiệp ở Libya chưa gây ra sự mất ổn định đáng kể ở các quốc gia hoặc khu vực láng giềng và cũng chưa đóng góp vào sự lây lan của IS. Không có bê bối nghiêm trọng nào xảy ra trong nhiệm kỳ đầu tiên, cho đến khi vụ tai tiếng sử dụng email cá nhân của cựu Ngoại trưởng hHillary Clinton phản ánh sự quản lý yếu kém nhưng lại được phát hiện trong nhiệm kỳ thứ hai.

Những gì người Mỹ thấy trong nhiệm kỳ đầu tiên của Obama là một tổng thống đủ điều kiện để tái đắc cử, nhưng không nhiều. Sau đó, nhiệm kỳ thứ hai diễn ra theo cách mà đảm bảo rằng đảng Dân chủ không có cách nào đánh bại đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử tổng thống 2016. Kinh tế tiếp tục tăng trưởng chậm chạp, cản trở các cơ hội việc làm, khiến hàng triệu người Mỹ rơi vào cảnh thất nghiệp, sự hỗn loạn ở Trung Đông ngày càng không có dấu hiệu chấm dứt, bạo lực đường phố gắn liền với những căng thẳng sắc tộc, sự thất bại của Obamacare, ... tất cả những điều này trong nhiệm kỳ thứ hai đánh bại hoàn toàn chỗ đứng của Obama trong lòng người dân Mỹ.

Cũng phải lưu ý rằng, tỷ lệ ủng hộ Obama trong năm cuối cùng làm tổng thống đã lên gần 53% so với con số 40% và 45% các năm 2014 và 2015. Nhưng những cuộc khảo sát về việc liệu người Mỹ có cảm thấy đất nước đang đi đúng hướng không thì lại khá bi quan, với gần 2/3 câu trả lời cho rằng đất nước đang đi sai đường. Điều đó chẳng khác nào sự trừng phạt đối với bất cứ vị tổng thống nào.

[mecloud]f2R5rOeqQJ[/mecloud]

Sau đó, cách tiếp cận của Obama với những người Mỹ sẽ trở thành nền tảng  cho các cử tri ửng hộ Trump. Obama đã phớt lờ những người tầng lớp những người Mỹ da trắng làm công, không quan tâm và không hiểu rõ hoàn cảnh của họ. Các ngân hàng lớn ở Phố Wall phát triển mạnh dưới thời Obama, mặc dù đóng góp của họ cho cuộc Đại suy thoái và cơ sở của họ trong hệ thống thiết lập sau đó đã khiến kinh tế suy thoái. Người nghèo dường như luôn trong tâm trí của tổng thống. Nhưng những người từng được xem là cốt lõi của "Trung Mỹ" bị lãng quên và bỏ rơi trong tuyệt vọng.

Người dân Mỹ cứ 4 năm lại đưa ra bản án dành cho tổng thống mà không bị chi phối bởi bất cứ loại tình cảm nào. Họ chỉ đơn thuần đánh giá hiệu suất của tổng thống đương nhiệm và ủng hộ hoặc phản đối. Nhiệm kỳ thứ hai của Obama đã có nhiều dấu hiệu đi xuống. Bởi vậy, dù có nhiều bê bối cùng những phát ngôn gây sốc, ứng viên đảng Cộng hòa lại được ưu ái hơn. Bởi vậy, có thể khẳng định rằng, chính nhiệm kỳ 2 của Obama đã dọn đường cho chiến thắng của Donald Trump.

[mecloud]oMzGzkx7JG[/mecloud]

Lê Huyền (National Interest)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Sao Việt hải ngoại nín thở cầu nguyện cho nhà cầm quyền tương lai

Trong khi cả thế giới đang dõi theo cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đang diễn ra, nhiều nghệ sĩ Việt đang sinh sống và làm việc tại xứ cờ hoa cũng hào hứng chờ đợi kết quả xem ai sẽ là nhà cầm quyền tương lai.