Video: Dân trí
Theo tìm hiểu, hồi trung tuần tháng 6/2020, tác phẩm sanh cổ có tên 'Tiên lão giáng trần' được giao dịch với giá 28 tỷ đồng giữa anh Nguyễn Văn Chí, xã Hồng Vân (Thường Tín, Hà Nội) và ông Phan Văn Toàn - Toàn đô la (TP. Việt Trì, Phú Thọ).
Đại gia vàng Phú Thọ đã gây chấn động cả làng cây cảnh Việt Nam. Bởi chỉ 4 tháng trước đó, cây sanh Tiên lão giáng trần được ông Nguyễn Văn Chí mua lại của ông Dương Mười với giá 16 tỷ đồng. Ảnh: ĐV
Được biết, cây sanh cổ 'Tiên lão giáng trần' do nghệ nhân Dương Văn Mười (xã Hồng Vân) tạo tác mất 10 năm mới hoàn thiện, sau đó anh Mười nhượng lại cho anh Nguyễn Văn chí với giá 16 tỷ đồng hồi tháng 2 năm nay. Anh Mười cho biết, tác phẩm được cắt từ một ngọn cây sanh cổ của một nghệ nhân cùng xã.
'Tiên lão giáng trần' có nguồn gốc là ngọn của một cây sanh khác, được ông Mười cắt ra và chăm sóc trong khoảng hơn 10 năm. Cây sanh này cho ra bộ rễ đẹp, thân kỳ quái với những vết sẹo của năm tháng hằn lên, mốc trắng… Ảnh: ĐV
Cây sanh này cao khoảng gần 2m, đặt trong chậu dài 1,5m. Thân cây chủ được ông Mười mua của một người dân sinh sống ở vùng Phát Diệm – Ninh Bình, có tuổi đời khoảng 300 năm.
Tác phẩm sanh cổ 'Thiên địa nhân tụ hợp' của anh Mai Văn Tám xã Hồng Vân (Thường Tín, Hà Nội) chính là gốc của cây sanh 'Tiên lão giáng trần' mới được giao dịch 28 tỷ đồng.