Tin mới

“Pháo hạm ngoại giao” Mỹ “dằn mặt” Nga - Trung - Triều

Thứ tư, 14/09/2016, 11:58 (GMT+7)

3 lần trong 2 tháng qua, Mỹ đã đưa oanh tạc cơ B-1 tới làm nhiệm vụ tại châu Âu và châu Á. Tờ Nbcnews đã gọi đây là những “pháo hạm ngoại giao” của Mỹ.

3 lần trong 2 tháng qua, Mỹ đã đưa oanh tạc cơ B-1 (được trang bị tên lửa hành trình phi hạt nhân mới nhất) tới làm nhiệm vụ tại châu Âu và châu Á. Hành động này nhằm cho các đối thủ cũng như đồng minh của Mỹ thấy cái mà Washington gọi là "sự cam kết không thể lay chuyển". Tờ Nbcnews đã gọi đây là những “pháo hạm ngoại giao” của Mỹ.

2 máy bay ném bom chiến lược B-1B của Mỹ bay từ căn cứ Andersen, Guam tham gia huấn luyện với các chiến đấu cơ của không quân Nhật Bản. Ảnh: Quân đội Mỹ tại Hàn Quốc

Các chuyến bay là một phần của nhiệm vụ chiến lược nhằm gửi di những thông điệp rõ ràng tới Nga, Trung Quốc và Triều Tiên. Mỗi chiếc B-1 được trang bị 2 chục tên lửa hành trình phi hạt nhân với những đầu đạn phá boongke chính xác cao.

Ông Hans M. Kristensen đến từ Liên đoàn Khoa học Mỹ, người theo dõi các nhiệm vụ này cho biết: "Việc triển khai này theo sau khả năng". Ông giải thích rằng với tên lửa hành trình liên quân ngoài tầm không đối đất (JASSM), Mỹ tin rằng nó có một khả năng đáng sợ cho dù không có hạt nhân.

Nhiệm vụ mới nhất được tiến hành tối 12/9 tại bán đảo Triều Tiên. 2 máy bay ném bom B-1 bay cách khu vực phi quân sự (DMZ) giữa Triều Tiên và Hàn Quốc chỉ vào dặm, kết hợp với các máy bay F-16 của Mỹ và F-15 của Hàn Quốc. Trước nhiệm vụ này, những B-1 này đã được đưa ra khỏi căn cứ Không quân Andersen tại Guam và được F-15 của Nhật Bản hộ tống.

Mỹ không khiến ai nghi ngờ gì việc điều máy bay lần này liên quan tới vụ thử vũ khí hạt nhân mới nhất của Triều Tiên, diễn ra cách đó 4 ngày.

Tướng Vincent K.Brooks, chỉ huy lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc tuyên bố hôm 13/9: "Vụ thử hạt nhân của Triều Tiên là một sự leo thang nguy hiểm và đặt ra mối đe dọa không thể chấp nhận".

"Mỹ có một cam kết không thể lay chuyển là bảo vệ các đồng minh tại khu vực và sẽ đi những bước cần thiết để làm điều này, kể cả tiến hành những hoạt động như ngày hôm nay", ông nói.

Và, để đảm bảo rằng không ai không hiểu điều này, Bộ Quốc phòng Mỹ đã công bố cả video lẫn hình ảnh về nhiệm vụ lần này.

Nhiệm vụ này là 1 trong 3 nhiệm vụ được Mỹ thực hiện trong những tuần gần đây với ý định răn đe. Nhưng kẻ thù của họ thì khẳng định đây là những hành động khiêu khích.

Ngày 13/9, một máy bay ném bom B-1 từ căn cứ Không quân Dyess tại Texas đã hạ cánh xuống căn cứ Ostrava, CH Czech. Đây là một phần trong kế hoạch triển khai nhóm oanh tạc cơ phi hạt nhân tới châu Âu để tham gia tập trận Ample Strike, theo báo cáo chính thức của Lầu Năm Góc. Chiếc B-1 này sẽ tham gia nhiệm vụ với chiếc B-52 đến Ostrava từ 2 tuần trước đó.

Ông Kristensen nói rằng trong khi Mỹ triển khai một máy bay B-1 tới CH Czech - "một phái đoàn hòa giải" trong quá khứ - thì lần này lại khác. "Đây là một phần của loạt máy bay ném bom tấn công được triển khai tới tham gia cuộc tập trận của NATO". Và như vậy, có nhiều khả năng thu hút sự chú ý của Nga.

Ông cũng lưu ý rằng tháng trước, cũng trong cuộc tập trận của NATO, một chiếc B-52 đa được triển khai tới nước láng giềng Slovakia. Đây cũng là lần đầy tiên máy bay ném bom B-52 của Mỹ được triển khai tới đây để tham gia tập trận.

Đầu mùa hè này, một chiếc B-1 và một máy bay ném bom tàng hình B-2 đã được triển khai tới căn cứ Andersen tại Guam. Tại đây, các máy bay B-52 của Không quân Mỹ vẫn hoạt động. Đây là lần đầu tiên cả 3 máy bay ném bom chiến lược của Mỹ được triển khai đồng thời tới châu Á.

Sau đó, vào ngày 17/8, Mỹ một lần nữa làm việc với các đồng minh tại khu vực, đưa cả 3 loại máy bay ném bom tới làm nhiệm vụ tại Biển Đông. Đây là nơi mà Trung Quốc đang cố khẳng định sự thống trị đối với các đảo và tuyến đường biển mà những đồng minh của Mỹ như Nhật Bản và Philippines cũng có yêu sách.

"Hàng loạt cuộc tấn công hạt nhân liều lĩnh"

Ngày 13/9, hãng KCNA đã đăng một tuyên bố nêu phản ứng của Triều Tiên đối với động thái hôm 12/9 của Mỹ.

"Bất cứ lệnh trừng phạt, sự khiêu khích và áp lực nào cũng không thể phá vỡ trạng thái một đất nước hạt nhân của chúng tôi. Những khiêu khích chính trị và quân sự tàn ác sẽ chỉ dẫn tới một loạt vụ tấn công hạt nhân liều lĩnh, mang lại kết cục chết chóc mà thôi", KCNA tuyên bố.

Trong khi đó, các quan chức Mỹ nói với NBC News rằng những chuyến bay của oanh tạc cơ Trung Quốc hôm 12/9 như một sự phản đối chống lại việc Mỹ điều máy bay ném bom tới Biển Đông hồi tháng trước.

Theo một tuyên bố trên một trong những trang blog của mình, Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết vào ngày 12/9, Trung Quốc đã tiến hành một cuộc tập trận tại Kênh Bashi, nằm giữa đảo Luzon, Philippines và Đài Loan. Cả 2 nước đều có tranh chấp với Trung Quốc tại Biển Đông.

"Máy bay ném bom, chiến đấu cơ, máy bay cảnh báo sớm và máy bay tiếp dầu trên không" đều đã bay qua kênh này vào ngày 12/9, Reuters đưa tin. "Động thái này nhằm nâng cao khả năng của lực lượng không quân thông qua huấn luyện, đáp ứng nhu cầu duy trì chủ quyền quốc gia, bảo vệ an ninh quốc gia và đảm bảo sự phát triển hòa bình".

Trong thực tế, theo một quan chức cấp cao của Không quân Mỹ, đây có thể là lần đầu tiên trong lịch sử khi mà cả Mỹ, Trung Quốc và Nga đều triển khai oanh tạc cơ tầm xa tới tham gia những nhiệm vụ tác chiến thông thường và các nhiệm vụ răn đe.

Nga đã nhiều lần ném bom các mục tiêu ở Syria, sử dụng máy bay ném bom tầm xa, kinh nghiệm chiến đấu lần đầu của họ là từ cuộc chiến tại Chechnya. Trung Quốc thì thường tuần tra Biển Đông như để chứng minh sức mạnh quân sự của mình.

Tất cả những máy bay này đều có thể mang vũ khí hạt nhân nhưng đây là "báo hiệu và sự đánh chặn thông thường". Những vũ khí tầm xa - máy bay ném bom và tên lửa - hiện nay ngang với các vũ khí không gian mạng và hạt nhân, đều là những yếu tố trong bộ ba chiến lược mới.

Ông Kristensen nói rằng chiến lược của Mỹ đang được thúc đẩy nhiều bởi việc triển khai tên lửa JASSM tầm xa gần đây. Mỗi chiếc B-1 có thể mang tới 24 tên lửa này. Mỗi tên lửa loại này lại có đầu đạn nặng hơn 450 kg. Tên lửa JASSM được báo có có thể tấn công một mục tiêu ở khoảng cách 600 dặm (hơn 900 km) với độ chính xác 2,4m. "Đó là sự thay đổi đáng kể nhưng ít được chú ý", ông nói.

Bảo Linh (NBCNews)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news