Trong trường hợp nào thì Nga-Trung sẽ tạo thành liên minh để chống lại Mỹ?
Việc gia tăng căng thẳng giữa Nga và phương Tây, đặc biệt là Mỹ, về tình hình Ukraine đã đưa ra lời nhắc nhở liên tục về một Chiến tranh Lạnh khi mà 2 siêu cường đang rời vào cuộc chiến dành ảnh hưởng khu vực. Câu hỏi quan trọng lúc này trong trò chơi quyền lực chính trị lớn hiện nay là liệu Trung Quốc và Nga có hình thành một liên minh chống Mỹ hay không?
Tương lai mối quan hệ Trung-Nga phụ thuộc phần lớn vào quan hệ của 2 nước với phương Tây, đặc biệt là Mỹ. Nếu Washington tiếp tục khiến giá dầu gặp khó khăn, Ukraine và NATO sẽ mở rộng hướng về phía Nga. Còn nếu chiến dịch tái cân bằng của Mỹ đủ để chống lại Trung Quốc tại Thái Bình Dương, Trung Quốc và Nga có thể thực sự trở thành một liên minh chính thức, cho dù ban đầu họ không muốn thế.
Một núi, hai hổ
Cả Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin đều là những nhà lãnh đạo mạnh mẽ với khát vọng dành lại vinh quang trong quá khứ. Chính sách đối ngoại mới của ông Tập Cận Bình tập trung vào tranh chấp tại biển Hoa Đông với Nhật Bản và Biển Đông với các nước Đông Nam Á. Như thế giới đã chứng kiens, ông Putin đã tích cực hơn trong vấn đề Crimea và miền đông Ukraine. Cả ông Tập Cận Bình và ông Putin đều tin rằng đất nước họ đều không được đối xử công bằng trong quá khứ và không thấy thoải mái với trật tự thế giới hiện nay.
Tuy nhiên, những điểm tương đồng này cũng không chỉ ra rằng 2 nhà lãnh đạo sẽ đứng trên cùng một chiến tuyến. Như một câu nói của người Trung Quốc xưa: Một núi không thể có 2 hổ. Mặc dù cả ông Tập và ông Putin đều không muốn thế giới phương Tây do Mỹ dẫn đầu nhưng họ không chia sẻ tầm nhìn chung gọi là trật tự thế giới mới.
Đặc biệt, Bắc Kinh không hướng về Moscow suốt thời Chiến tranh Lạnh cho dù cả 2 đều là quốc gia cộng sản. Mặc dù phải đối mặt với các khó khăn kinh tế do lệnh trừng phạt từ phương Tây sau cuộc khủng hoảng Ukraine nhưng Nga đã làm rõ họ cần sự hỗ trợ ngoại giao từ Trung Quốc chứ không phải hỗ trợ kinh tế. Mặc dù cả 2 nước đều phải đối mặt với những thách thức về tôn giáo trong nước (Nga là Chechnya, Trung Quốc là Tân Cương) khi cuộc chiến tại Georgia nổ ra năm 2008, sự thờ ơ của Trung Quốc do mối quan ngại về Đài Loan, Tân Cương và Tây Tạng khiến Nga không hài lòng. Cho dù Tập Cận Bình và Putin cùng nằm trên chiếc giường chống lại phương Tây nhưng giấc mộng của họ rõ ràng là khác nhau.
Sự mất cân bằng thương mại và sự phân nhánh chiến lược
Liệu Nga và Trung Quốc có "bắt tay" nhau chống lại Mỹ
Quan hệ kinh tế là một yếu tố quan trọng trong mối quan hệ Nga-Trung. Thương mại song phương đã tăng lên đều đặn, đạt 95 tỷ USD trong năm 2014, tiến gần sát mục tiêu 100 tỷ USD trong năm 2015. Vào năm 2014, Nga đã ký kết thỏa thuận 30 năm trị giá 400 triệu USD để cung cấp 38 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm cho Trung Quốc từ năm 2018 đến 2047.
Tuy nhiên, ngay cả những mối quan hệ mạnh nhất giữa 2 nước cũng đang gặp vấn đề trong bản chất. Đầu tiên, thương mại Nga-Trung vẫn mất can bằng trong giới hạn với 3 mặt hàng chính: dầu, khí đốt và vũ khí. EU vẫn là đối tác thương mại hàng đàu của Nga trong khi của Trung Quốc là Mỹ (nếu trừ Hong Kong ra). Mặc dù Trung Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 2 của Nga thì Nga mới chỉ là khách hàng thứ 8 của Trung Quốc. Nói cách khác, mực dù cả Trung Quốc và Nga đều “xem thường” phương Tây, Trung Quốc vẫn không thể hy sinh thị trường Mỹ và Nga không thể từ bỏ châu Âu.
Thứ hai, các giao dịch năng lượng giữa 2 quốc gia không thực sự là “đôi bên cùng có lợi” bởi các mối quan tâm chung đều vượt quá lợi ích tương ứng của họ. Có vẻ như các lệnh trừng phạt kinh tế của phương Tây chống lại Nga đã đẩy Nga tới bước ký kết các thỏa thuận năng lượng với Trung Quốc. Điều này đã đáp ứng nhu cầu năng lượng và tài nguyên đang bùng nổ của Trung Quốc. Tuy nhiên, cả 2 nước đều hiểu rằng việc quá phụ thuộc tiềm ẩn những tổn thương.
Trung Quốc đã cố gắng đa dạng hóa các nguồn cung dầu mỏ bằng cách từng bước đẩy mạnh hợp tác kinh tế với các nước Trung Á, sân sau truyền thống của Nga. Nga cũng tìm cách mở rộng thị trường năng lượng với các nước châu Á khác như Nhật Bản, Ấn Độ, Mông Cổ, Hàn Quốc và Việt Nam (thậm chí là cả Triều Tiên). Dù cố ý hay không thì việc hợp tác năng lượng giữa Nga với các nước châu Á theo cách nào đó cũng khiến Trung Quốc khó chịu. Ví dụ, thỏa thuận năng lượng năm 2012 của Nga với Việt Nam tại Biển Đông – nơi Trung Quốc đang đòi chủ quyền – được các nhà phân tích Trung Quốc xem là cú “đâm sau lưng” của Nga. Trong bối cảnh đó, Nga quan ngại sâu sắc rằng “vành đai kinh tế con đường tơ lụa” của Trung Quốc tại Trung Á sẽ làm suy yếu ảnh hưởng địa chính trị của Nga tại đại lục Á-Âu.
Cuối cùng, nhưng không kém quan trọng, việc buôn bán vũ khí giữa Nga và Trung Quốc. Chắc chắn, Nga là nhà cung cấp vũ khí và công nghệ quân sự quan trọng nhất của Trung Quốc nhưng những bí mật đã được hé mở cho thấy Nga rất do dự trong việc chuyển giao công nghệ quân sự cho Trung Quốc – đối thủ tiềm năng của họ. Thỏa thuận bán hệ thống tên lửa S-400 cuối năm 2014 được nhiều người xem là quyết định tài chính thiết thực chứ không phải là chiến lược. Sự hợp tác quân sự giữa Nga và các nước láng giềng của Trung Quốc, như Việt Nam, dẫn đến sự ngăn chặn mạnh mẽ và sự phân nhánh cân bằng hướng tới Trung Quốc tại Biển Đông. Ví dụ như Nga đã bán 3 tàu ngầm kilo cho Việt Nam kể từ năm 2009. Những tàu này tiên tiến hơn so với các tàu mà Nga bán cho Trung Quốc.
Những đặc tính không thể hòa giải
Trung Quốc là một cường quốc châu Á với tham vọng toàn cầu. Nga trong lịch sử đã tự xác định mình là một cường quốc châu Âu, mặc dù gần đây họ đã bắt đầu xoay trục sang châu Á. Cả 2 nước đều có lịch sử đẫm máu và cay đắng. Tuy nhiên, sau Chiến tranh Lạnh, dường như cả 2 nước đều tìm thấy tiếng nói chung trong việc chống lại sự bá chủ của Mỹ. Trung Quốc và Nga đã lập thành đối tác chiến lược kể từ cuối những năm 1990 trong khi Mỹ mở rộng hệ thống đơn cực của mình. Tuy nhiên, quan hệ đối tác chiến lược giữa Trung Quốc và Nga được nhiều người coi là một “trục của sự tiện lợi”, chỉ có những động tác biểu tượng khi họ cố gắng chú ý vào việc cải thiện mối quan hệ với Mỹ, ngay cả khi họ thực hiện các cam kết công khai chống lại bá quyền. Nói cách khác, cái gọi là quan hệ đối tác chiến lược giữa Trung Quốc và Nga chỉ đơn giản là công cụ ngoại giao để cả 2 nước cạnh tranh giành lấy sự chú ý từ Mỹ sau Chiến tranh Lạnh.
Ngay cả trong thời điểm đơn cực, Trung Quốc và Nga vẫn là đối thủ của nhau hơn là đối tác thực sự. Như một cường quốc đang nổi lên, Trung Quốc đang giành tiếng nói và ảnh hưởng quốc tế nhiều hơn, trong khi Nga dường như đang mất dần đi những điều này. Chúng ta có thể nhìn thấy rõ điều đó tại hội nghị APEC và G20 năm 2014. Mặc dù cả 2 nước hiện đều có những vấn đề với phương Tây, không sớm thì muộn, căng thẳng giữa họ sẽ gia tăng. Mối quan hệ không thoải mái của họ trong Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) chỉ ra sự cạnh tranh về kinh tế và chiến lược đang tiềm ẩn tại Trung Á và thậm chí là cả những vấn đề sâu sắc hơn về quyền lợi không thể hòa giải được giữa 2 nước về việc thống trị khu vực.
3 người trong điệu Tango?
Như mọi khi, sức mạnh chính trị vẫn là yếu tố chính trong trò chơi này. Một chương trong sự thăng trầm của các cường quốc – hiện giờ là Mỹ, Nga, Trung Quốc – mới mở ra. Còn quá sớm để phân loại xem mối quan hệ Nga-Trung sẽ là “đối tác” hay “đồng minh” bởi không có bạn bè vĩnh viễn trong nền chính trị thế giới, chỉ có lợi ích vĩnh viễn. Mặc dù có các xu hướng tích cực nhưng mối quan hệ song phương vẫn thiếu nền tảng tin tưởng lẫn nhau và bản sắc chung. Chỉ có một mối đe dọa chung mạnh mẽ từ phương Tây đẩy Trung Quốc và Nga tiến lại gần nhau hơn về kinh tế và quân sự. Điều này nằm trong tầm tay của các chính khách Mỹ. Tiếp tục thúc đẩy Tập Cận Bình và Putin, họ có thể nhìn thấy một liên minh quân sự hoặc chí ít là một một đối tác chặt chẽ giữa Bắc Kinh và Moscow.
Để tránh điều đó, Mỹ cần phải xem xét việc tái thiết lập lại mối quan hệ với Nga và Trung Quốc. Với Nga, cô lập và trừng phạt không phải là giải pháp cho cuộc khủng hoảng Ukraine. Với Trung Quốc, Mỹ cần xem xét lại chiến lược tái cân bằng châu Á. Tập Cận Bình sẽ tới thăm Washington vào tháng 9. Đây là cơ hội tốt để thiết lập mối quan hệ. Trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, 3 nước nên tham gia vào một điệu tango hòa bình.
Bảo Linh (tin tức Thediplomat)