Bình ắc quy cổ đại ở hầm tại Bảo tàng Baghdad, cùng các cổ vật khác được khai quật tại Iraq, tất cả đều có niên đại từ thời Đế quốc Parthia khoảng 248 trước CN đến 226 sau CN.
DM mới đây cho hay mới đây nhà khoa học Smith College ở ĐH Massachusetts, Mỹ đã làm một bản sao của chiếc bình này và trong một bài viết được đăng tải lên trên Web của trường có đoạn "Không có bất cứ ghi chép nào về việc vận hành của chiếc bình. Tuy nhiên, với kiến thức hiện tại của chúng tôi, nó có lẽ là một loại pin.
Bình ắc quy cổ 2000 năm trước. Ảnh: DM |
Bình ắc quy cổ đại ở hầm tại Bảo tàng Baghdad, cùng các cổ vật khác được khai quật tại Iraq, tất cả đều có niên đại từ thời Đế quốc Parthia khoảng 248 trước CN đến 226 sau CN.
Có thể là người Parthia đã kế thừa những chiếc ắc quy điện này từ một trong những nền văn minh sớm nhất. Vài năm trước, một lý thuyết đã được đề xuất đó là, có thể phương pháp điện phân đã được sử dụng.
Lý thuyết này đã được kiểm chứng và cho kết quả khá khả quan – một bản sao của pin Baghdad đã sinh ra dòng điện 0.87V. Một vài cục được xếp cạnh nhau, đủ để mạ điện cho những đồ vật nhỏ.
Tiến sĩ Wilhelm Kong, một nhà khảo cổ người Áo cho rằng, phát hiện này có thể thay đổi tất cả các quan niệm của chúng ta về tri thức thời cổ đại. Bên trong một bình đất sét màu vàng sáng cao khoảng 15cm có niên đại 2.000 năm chứa một xi-lanh làm bằng đồng có kích thước 13×4 cm.
Theo đó, cạnh của xi-lanh đồng này được hàn bằng một hợp kim thiếc-chì có tỉ lệ 40-60, một tỷ lệ hoàn toàn tương thích với mối hàn ngày nay.
Phần đáy của xi-lanh được phủ bởi một đĩa đồng lồi và được hàn lại bằng nhựa bitum hay nhựa đường, trên đỉnh cũng được phủ một lớp cách nhiệt bằng nhựa đường, lớp nhựa đường này cũng giữ cho một thanh sắt nằm chính giữa, bên trong của xi-lanh đồng.
Thanh sắt bên trong cho thấy bằng chứng của việc bị ăn mòn bởi một tác nhân có tính axit. Với nền tảng kiến thức về cơ khí của mình, tiến sĩ Kong nhận ra rằng, cấu trúc này không phải là sự sắp xếp ngẫu nhiên, mà bình đất sét đó chính là một ắc quy điện thời cổ đại.
Ngoài ra, tiến sĩ Kong cũng tìm thấy các bình đồng mạ bạc tại bảo tàng Baghdad, đó là những cổ vật được khai quật từ các khu vực di tích văn minh Summer, phía nam Iraq, có niên đại ít nhất là 2.500 năm trước CN. Nhiều chiếc bình được trang trí nổi, hoặc tráng mạ trên bề mặt, là đặc trưng của kỹ thuật mạ bạc trên bề mặt đồ vật bằng đồng.
Dường như việc sử dụng các quả pin như vậy cũng đã được thực hiện ở Ai Cập cổ, nơi một số đồ vật mạ kim loại quý được tìm thấy ở các vùng khác nhau. Nhiều phát hiện dị thường từ các khu vực khác nhau đã gợi ý tới việc sử dụng điện trên trên một quy mô rộng lớn hơn.
Một trong số đó là dây lưng được tìm thấy trong mộ của một vị tướng quân thời Trung Quốc cổ đại họ Châu – giai đoạn 265-316 sau CN, được làm từ một hợp kim chứa 85% nhôm, 10% đồng, và 5% là mangan. Cách thức duy nhất để tạo ra nhôm từ quặng bô-xít là thông qua quá trình điện phân – sau khi thành phần nhôm clorua của quặng được nung nóng chảy.
Mặc dù vậy, quy trình điện phân này mới chỉ được cấp bằng sáng chế vào giữa thế kỷ trước, làm sao nó lại được ứng dụng thời cổ đại?
Hơn nữa, ngoài loại pin Baghdad vừa được tìm thấy, còn có thể tồn tại một loại pin mạnh hơn, bởi để có thể tiến hành điện phân, thì nguồn điện do pin Baghdad cung cấp là chưa đủ.
Tiến sĩ Paul Craddock- viện Bảo tàng Anh quốc trả lời BBC: “Những viên pin này luôn làm dấy lên sự quan tâm và tò mò. Chúng là duy nhất. Các nghiên cứu cho đến nay, chưa ai tìm được điều gì như vậy. Hoàn toàn lạ thường.
Quả là một câu đố của cuộc sống.” .
Mặc dù những người hoài nghi cố gắng giải thích rằng những cổ vật này là hiện tượng tự nhiên. Nhưng trong trường hợp các viên pin điện ở Baghdad, chúng ta không thể phủ nhận việc nó được tạo bởi bàn tay con người.
Minh Di (tổng hợp)