Trang Live Science cho biết hầu hết nền văn minh ngoài hình tinh đều phân bố rải rác trong dải Ngân hà của chúng ta và đều đã tự diệt vong.
Đây được xem là kết quả thu được một nghiên cứu vừa được công bố mới đây sau khi các nhà nghiên cứu đã thiết lập bản đồ để đánh dấu sự xuất hiện và biến mất của các nền văn minh ngoài Trái Đất.
>>Xem thêm: Vén màn vụ mất tích bí ẩn gần 40 năm của chuyến bay 'xuyên thời gian' với 57 hành khách
Kết quả này được xem là bản cập nhật mới nhất của 'phương tình Drake' luôn được sử dụng để ước tính số lượng nền văn minh ngoài Trái Đất trong dải Ngân hà.
Nền văn minh ngoài Trái Đất tập trung chủ yếu quanh ở khu vực cách trung tâm thiên hà khoảng 13.000 năm ánh sáng. Ảnh: Internet
Phương trình được tạo ra bởi nhà thiên văn học Frank Drake vào năm 1961 được xem là phương trình nổi tiếng nhằm tính toán số lượng nền văn minh trong thiên hà mà con người có thể liên lạc đến.
Trong đó có thể kể đến tỷ lệ bình quân các ngôi sao được hình thành mỗi năm trong thiên hà, xác suất một nền văn minh có công nghệ phát triển đến mức các dấu hiệu họ có thể nhận thấy trong không gian.
Xác suất sự sống xuất hiện đạt đỉnh ở khoảng cách 13.000 năm ánh sáng. Ảnh: Internet
Nghiên cứu mới đây được thực hiện bởi các nhà vật lý tại Viện Công nghệ California lại thực tế hơn nhiều so với phương trình Drake, chỉ ra sự sống có khả năng xảy ra ở đâu trong Dải ngân hà rộng lớn.
Cũng theo nhà vật lý thiên văn tại phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA - Jonathan H. Jiang xác nhận kể từ khi có kính viên vọng không gian Hubble và Kính viễn vọng Không gian Kepler, loài người đã có nhiều kiến thức về mật độ khí cũng như các sao trong dải Ngân hà và tỷ lệ hình thành ngoại hành tinh.