Tin mới

Phát hiện loài giun biển được mệnh danh là 'quái vật đại dương' có niên đại hơn 500 triệu năm trước

Thứ bảy, 06/01/2024, 18:43 (GMT+7)

Các nhà khoa học đã phát hiện ra hóa thạch của một loài giun biển "quái vật khổng lồ" có niên đại hơn 500 triệu năm trước.

Theo Livescience, mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra hóa thạch của một loài giun biển "quái vật khủng bố" với bộ hàm khổng lồ ở Greenland có niên đại hơn nửa tỷ năm. 

Loài giun biển mới được phát hiện này có khả năng thống trị các vùng biển cách đây khoảng 518 triệu năm. Hóa thạch được bảo tồn hầu như còn nguyên vẹn. Theo các nhà khoa học, loài săn mồi khổng lồ kỷ Cambri có tên Timorbestia koprii, hay còn được biết đến với tên gọi là "quái vật khổng lồ" ở phía bắc Greenland.

Hình minh họa về loài săn mồi khổng lồ kỷ Cambri sống cách đây khoảng 518 triệu năm ở vùng đất ngày nay là Greenland.
Hình minh họa về loài săn mồi khổng lồ kỷ Cambri sống cách đây khoảng 518 triệu năm ở vùng đất ngày nay là Greenland.

Thông tin trên tạp chí Science Advances cho biết, loài giun biển này tồn tại trong thời kỳ đầu kỷ Cambri (541 triệu đến 485,4 triệu năm trước), loài săn mồi này có một hàng vây ở mỗi bên cơ thể và một cặp râu dài. Theo nghiên cứu, loài Timorbestia koprii ó thể dài tới 12 inch (30 cm), khiến nó trở thành một trong những loài động vật bơi lội lớn nhất trong khoảng thời gian đó. 

Jakob Vinther - nhà cổ sinh vật học tại Đại học Bristol ở Anh, cho biết: "Timorebestia là sinh vật khổng lồ vào thời điểm cách đây hơn 500 triệu năm trước, chúng có thể là kẻ đứng đầu trong những sinh vật đi săn mồi. Điều đó khiến nó có tầm quan trọng tương đương với một số loài ăn thịt hàng đầu ở các đại dương hiện đại, chẳng hạn như cá mập và hải cẩu từ kỷ Cambri".

Nhà cổ sinh vật học Jakob Vinther khoe mẫu vật Timorbestia lớn nhất sau khi được tìm thấy.
Nhà cổ sinh vật học Jakob Vinther khoe mẫu vật Timorbestia lớn nhất sau khi được tìm thấy.

Được phát hiện trong lớp trầm tích được gọi là sự hình thành Sirius Passet của Greenland, một số mẫu Timorbestia được bảo quản tốt đến mức các nhà khoa học có thể phân tích hệ thống tiêu hóa của giun để xác định một số loài động vật ăn thịt này đã ăn gì khi chúng chết. Hầu hết con mồi có trong ruột giun là động vật chân đốt hai mảnh vỏ ở kỷ Cambri, được gọi là Isoxys . Các nhà khoa học thậm chí còn phát hiện ra một loài giun hóa thạch có Isoxys vẫn còn ở vùng hàm của chúng.

Isoxys "rất phổ biến ở Sirius Passet và có gai bảo vệ dài, hướng cả về phía trước và phía sau" để giúp chúng tránh bị ăn thịt, đồng tác giả nghiên cứu Morten Lunde Nielsen, cựu nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Bristol cho biết.

Hóa thạch của loài Timorbestia koprii dài gần 12 inch bên cạnh hình minh họa.
Hóa thạch của loài Timorbestia koprii dài gần 12 inch bên cạnh hình minh họa.

Bằng việc nghiên cứu các mẫu T.koprii bằng một chùm electron, các nhà khoa học đã phát hiện ra một trung tâm thần kinh trên bụng của chúng được gọi là hạch bụng. Sự hiện diện của bó dây thần kinh này, có khả năng giúp giun kiểm soát cơ vận động của chúng, là đặc điểm duy nhất của một nhóm giun biển nhỏ bé còn sống được gọi là giun mũi tên hay chaetognaths.

Các tác giả nghiên cứu viết rằng điều này cho thấy T. koprii là họ hàng xa của chaetognaths thời hiện đại. Tuy nhiên, một trong những điểm khác biệt chính giữa loài giun cổ đại này và loài chaetognaths còn sống là vị trí hàm của chúng. 

Đồng tác giả nghiên cứu Luke Parry, một nhà cổ sinh vật học tại Đại học Oxford, cho biết : “Ngày nay, giun mũi tên có những sợi lông đe dọa ở bên ngoài đầu để bắt con mồi, trong khi Timorbestia có hàm bên trong đầu”. 

Ảnh: Livescience.

 

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news
Từ khóa: loài giun biển