Các nhà nghiên cứu Australia vừa phát hiện ra một thiên thạch được cho là 4,5 tỷ tuổi nằm sâu dưới đáy hồ Eyre 0,5m và họ rất hài lòng về điều này.
Mạng lưới Desert Fireball Network thuộc ĐH Curtin đã theo dõi thiên thạch này sau khi nó đi vào bầu khí quyển Trái Đất hôm 27/11/2015 và đến từ một quỹ đạo sao hỏa.
Thiên thạch khoảng 4,5 tỷ tuổi, nhiều tuổi hơn cả Trái Đất vừa được tìm thấy tại Australia. Ảnh: Fireballs in the Sky / Facebook |
Sau cuộc săn lùng kéo dài 3 ngày, nhóm 2 người đàn ông, với sự trợ giúp của 1 máy bay không người lái và 1 xe địa hình 4 bánh, đã thu hẹp phạm vi tìm kiếm xuống còn 1 km vuông.
Trong cuộc chạy đua đấu đầu với mưa lớn - thứ sẽ quét sạch dấu vết của viên đá - họ thọc tay xuống bùn ở đáy hồ với niềm hy vọng sẽ tìm ra nó.
Viên đá nặng 80 kg khi đi vào khí quyển trái đất nhưng lúc tìm thấy chỉ còn 1,7 kg. Tuy nhiên, nhóm Fireball đã rất hài lòng về điều này.
"Nó còn nhiều tuổi hơn cả Trái đất", trưởng nhóm Phil Bland nói. "Đây là viên đá cổ xưa nhất mà bạn từng nắm trong tay".
Các nhà nghiên cứu chạy đua với mưa lớn để tìm ra mảnh thiên thạch này. Ảnh: Fireballs in the Sky / Twitter |
Một trong số 20 viên đá như vậy đã được tìm thấy trên khắp thế giới. Các nhà nghiên cứu hy vọng rằng nó sẽ cung cấp các đầu mối để giải thích xem hệ mặt trwofi được hình thành như thế nào.
"Có một loạt các câu hỏi chưa được giải đáp về sự hình thành của hệ mặt trời. Có nhiều thiên thạch hơn thì chúng ta có thể thu được những quỹ đạo gần hơn, chúng ta có thể tiến tới giải đáp một vài trong số những câu hỏi này, thậm chí là cả sự hình thành hoặc kiến tạo nên cuộc sống trên trái đất", Robert Howie, một thành viên của nhóm nói.
Bảo Linh (theo Russia Today)