Tin mới

Phi công cảm tử Nhật và nỗi sợ khi lao máy bay xuống tàu chiến Mỹ

Chủ nhật, 12/04/2015, 19:09 (GMT+7)

Nhiều người nghĩ rằng những phi công cảm tử (Kamikaze) của phát xít Nhật trong Thế chiến II là những kẻ cuồng tín, sẵn sàng hy sinh tính mạng vì Nhật hoàng. Song, những cuốn nhật kí của một số phi công cảm tử lại mang đến một câu chuyện hoàn toàn khác.

Nhiều người nghĩ rằng những phi công cảm tử (Kamikaze) của phát xít Nhật trong Thế chiến II là những kẻ cuồng tín, sẵn sàng hy sinh tính mạng vì Nhật hoàng. Song, những cuốn nhật kí của một số phi công cảm tử lại mang đến một câu chuyện hoàn toàn khác.

Đội phi công cảm tử Thần Phong

Trong giai đoạn cuối Thế chiến thứ 2, Đế quốc Nhật yếu thế hơn rất nhiều so với quân Đồng minh.

Với hy vọng thay đổi cục diện chiến tranh, Đế quốc Nhật đã thành lập đơn vị phi công cảm tử với tên gọi là "Thần Phong" hay những phi công Kamikaze.

Những phi công Kamikaze với tuổi đời còn rất trẻ, có người chỉ mới 17 tuổi, bao gồm cả sinh viên, công nhân, phi công chính quy, binh lính. Tất cả họ đều tình nguyện tham gia đội quân đặc biệt này.

Những phi công Kamikaze với tuổi đời còn rất trẻ, có người chỉ mới 17 tuổi, bao gồm cả sinh viên, công nhân, phi công chính quy, binh lính. 

Điều đáng ngạc nhiên là số người tự nguyện hy sinh nhiều gấp 10 lần số máy bay quân đội Nhật Bản có lúc đó.

Cụ thể, nhiêm vụ của những phi công Kamikaze sẽ lái chiếc may bay mang đầy bom đạn, và lao thẳng máy bay xuống tàu bè của phe Đồng minh.

Quá trình đào tạo phi công cảm tử Kamikaze diễn ra chỉ trong vòng 1 tuần, gồm cả việc cất cánh và cách tiếp cận mục tiêu sao cho có thể đánh chìm được tàu chiến của phe Đồng minh.

Những phi vụ cảm tử này bắt đầu từ tháng 10/1944 khi tàu chiến của Đồng minh áp sát Nhật Bản.

Trước khi làm nhiệm vụ, chỉ huy trao cho mỗi phi công Kamikaze một ly rượu sake.

Tất cả nghiêng mình về hướng cung điện để tỏ lòng tôn kính Nhật hoàng. Rồi họ lên máy bay trước sự cổ vũ của những người còn lại.

Những phi công cảm tử Kamikaze trong bộ đồ phi công, đeo bên mình thanh gươm của người võ sĩ đạo, đầu quấn chiếc băng chéo thêu nổi hình mặt trời mọc - quốc kỳ của Đế quốc Nhật Bản.

Nỗi sợ hãi ít ai biết đến

Sự liều lĩnh của những phi công cảm tử khiến nhiều người trên thế giới nghĩ rằng họ là những kẻ cuồng tín, sẵn sàng hy sinh tính mạng vì Nhật hoàng.

Mặc dù suy nghĩ đó đúng trong vài trường hợp, nhật ký của một số phi công cảm tử cho thấy một câu chuyện hoàn toàn khác. Theo tin tức trên Washington Post, một trong những cuốn nhật ký như thế thuộc về Hayashi Ichizo, người gia nhập quân đội vào  năm 1943, khi anh mới 21 tuổi.

Vào tháng 2/1945, Ichizo phải gia nhập lực lượng phi công Kamikaze. Cựu sinh viên nhận mệnh lệnh khủng khiếp khi anh mới bắt đầu viết nhật ký khoảng một tháng.

"Thật lòng, tôi không thể nói rằng tôi thực sự muốn chết vì Nhật hoàng. Đó không phải là mong muốn từ trái tim. Tuy nhiên, cấp trên quyết định rằng tôi phải chết. Tôi không cảm thấy sợ khi nghĩ tới thời khắc cuối của cuộc đời. Nhưng tôi lo ngại rằng cảm giác sợ chết sẽ khuấy động tâm trí của tôi", anh tâm sự.

Giống như nhiều sinh viên Nhật Bản, Ichizo tham chiến khi chưa trải qua bất kỳ khóa huấn luyện nào và cũng không hiểu rõ vai trò của đất nước trong Thế chiến II. Mặc dù gia đình phản đối cuộc chiến, Ichizo vẫn phải tòng quân khi chính phủ yêu cầu.

Hayashi Ichizo (giữa) chụp ảnh cùng những phi công thần phong Nhật Bản trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.

Quân đội Nhật tuyên bố các phi công tình nguyện thực hiện nhiệm vụ cảm tử, song trên thực tế rất nhiều người trong số họ làm vậy do cấp trên ra lệnh.

"Ngay cả khi chỉ trải qua một cuộc đời ngắn ngủi, con người vẫn có nhiều ký ức để hồi tưởng. Với một người từng tận hưởng cuộc sống viên mãn, tự kết liễu tính mạng là việc vô cùng khó khăn. Nhưng tôi đã rơi vào một tình thế mà tôi không thể đảo ngược. Tôi phải lao máy bay xuống một tàu của kẻ địch", Ichizo nói về nhiệm vụ của anh.

Video ghi lại cảnh các phi công cảm tử Nhật Bản lao máy bay xuống tàu chiến của quân Đồng minh trong Chiến tranh Thế giới II

Trong quá trình chuẩn bị cho nhiệm vụ tự sát, cảm giác nặng nề lớn dần trong tâm trí của Ichizo.

"Tôi không nghĩ rằng tôi có thể đối diện cái chết với thái độ thản nhiên. Tôi cố gắng không nghĩ tới khoảnh khắc cuối cùng, nhưng không thể. Giờ đây, khi đã không còn lựa chọn nào khác, tôi buộc phải lìa đời một cách dũng cảm", anh thổ lộ.

Nhật ký của Ichizo cũng cho thấy sự giằng xé trong tâm trí khi anh nghĩ về những người thân, bởi anh sẽ chẳng bao giờ gặp lại họ. Anh thực hiện nhiệm vụ tự sát vào ngày 12/4/1945 - đúng 5 tháng trước khi Nhật Bản đầu hàng.

Chiến tranh và những con số biết nói

Theo các nhân chứng kể lại, tàu Đồng minh đầu tiên bị phi công kamikaze tấn công là kỳ hạm của Hải quân hoàng gia Úc, tuần dương hạm hạng nặng với tên gọi là Australia vào ngày 21/10/1944.

Ngay sau đó chỉ vài tháng, Đế quốc Nhật đã huy động tới hơn 2000 máy bay chuyên trách làm nhiệm vụ cảm tử. Thời gian đầu, quân Đồng minh cũng gặp phải những tổn hại to lớn.

Tàu Đồng minh đầu tiên bị phi công kamikaze tấn công là kỳ hạm của Hải quân hoàng gia Úc, tuần dương hạm hạng nặng với tên gọi là Australia vào ngày 21/10/1944.

Thời gian sau, Đồng minh đã nghĩ ra các biện pháp đối phó với phi công kamikaze như việc bố trí lực lượng tuần tra trên không với mật độ dày đặc của những máy bay chiến đấu hiện đại hơn của Nhật. Biện pháp này khá hiệu quả.

Tuy vậy, theo các số liệu thống kê chính thức của Không quân Mỹ, khoảng 2.800 Kamikaze đánh chìm 34 tàu hải quân, làm hư hỏng 368 tàu khác, giết chết 4.900 thủy quân và làm bị thương hơn 4.800 người khác.

Mặc dù có lực lượng không quân chặn đánh cũng như hỏa lực phòng không dày dặc thì vẫn có tới 14% Kamikazes đánh trúng tàu Mỹ trong đó gần 8.5% số tàu đánh trúng bị chìm.

Đám cháy trên tàu sân bay Saratoga sau khi bị năm máy bay Kamikaze tấn công vào ngày 21/2/1945.

 

Yên Yên (tổng hợp)



Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news