Tin mới

Phi công cứu máy bay khỏi tay tử thần chỉ trong 7 giây

Chủ nhật, 12/04/2015, 11:51 (GMT+7)

Một phi công anh hùng đã cứu máy bay cùng 30 hành khách và phi hành đoàn thoát khỏi bàn tay tử thần chỉ trong 7 giây khi nó đang lao mạnh xuống Biển Bắc.>>Phi công cướp máy bay do bất mãn với chính phủ Malaysia?>>Lời cuối của phi công trên máy bay chở 150 người vừa bị rơi

Một phi công anh hùng đã cứu máy bay cùng 30 hành khách và phi hành đoàn thoát khỏi bàn tay tử thần chỉ trong 7 giây khi nó đang lao mạnh xuống Biển Bắc.

Chuyến bay của hãng hàng không Loganair, Scotland, đang trên hành trình từ Aberdeen đến Shetland thì bị tấn công dồn dập bởi những tia chớp, tuyết, mưa đá và gió mạnh vào tối ngày 15/12/2014.

Một quả cầu sét sau đó xuất hiện bên ngoài buồng lái và một tia sét đánh trúng mũi máy bay Saab 2000, dọc theo toàn bộ chiều dài của máy bay trước khi rời khỏi đuôi của nó.

 

Chiếc máy bay bắt đầu mất dần độ cao và lao xuống sau khi bị sét đánh. Phi công cố gắng đưa máy bay trở lại độ cao bằng chế độ lái tự động nhưng không thành. Chiếc máy bay vẫn tiếp tục lao xuống mặt biển phía dưới.

Chuyến bay của Loganair đã thoát khỏi bàn tay tử thần chỉ vài phút trước khi nó lao xuống mặt biển

Máy bay rơi xuống độ cao 9.500 feet (khoảng 2.900m) chỉ trong một phút và chỉ còn cách mặt biển 1.100 feet (khoảng 335m). Phi công lúc đó đã phải vật lộn giành quyền kiểm soát chỉ trong giây phút trước khi chiếc phi cơ đâm xuống mặt nước đóng băng của Biển Bắc.

Phi công 42 tuổi đã đưa ra một tín hiệu báo nguy trước khi giành lại quyền kiểm soát và cứu 30 hành khách cùng phi hành đoàn chỉ trong khoảnh khắc trước khi máy bay lao xuống biển.

Cuối cùng, chiếc máy bay đã hạ cánh an toàn tại Aberdeen mà chỉ bị hư hại nhẹ và không ai bị thương.

Một cuộc điều tra được tiến hành bởi Cơ quan An toàn hàng không cho thấy hệ thống lái tự động trên chuyến bay Saab 2000 G-LGNO của Loganair bị ảnh hưởng khiến phi công mất quyền điều khiển, dẫn tới việc máy bay mất độ cao và lao xuống.

Không có vấn đề kỹ thuật nào khác được phát hiện với chiếc phi cơ này và hiện nó đã phục vụ trở lại. Tình huống trên đã được đưa vào chương trình đào tạo phi công nhằm  hướng dẫn cho học cách xử lý tốt nhất.

 

Yên Yên (Daily Mail)



Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news