Tin mới

Phi công VNA đồng loạt xin nghỉ việc: Ý kiến trái chiều của cộng đồng mạng

Thứ hai, 12/01/2015, 11:48 (GMT+7)

Sự vụ hàng loạt nhân\nviên hàng không kỹ thuật cao của VNA xin nghỉ việc để sang làm việc tại hãng\nhàng không khác không chỉ làm xáo trộn và uy hiếp an toàn khai thác máy bay mà\ncòn khiến cộng đồng mạng “bức xúc”.

Sự vụ hàng loạt nhân viên hàng không kỹ thuật cao của VNA xin nghỉ việc để sang làm việc tại hãng hàng không khác không chỉ làm xáo trộn và uy hiếp an toàn khai thác máy bay mà còn khiến Cộng đồng mạng “bức xúc”.

Mới đây, các nhân viên kỹ thuật cao (phi công, điều hành khai thác bay, nhân viên kỹ thuật máy bay) của hãng hàng không Vietnam Airlines thuộc Tổng Công ty Hàng không Việt Nam đã xin nghỉ việc hàng loạt để chuyển sang làm việc tại các hãng hàng không khác.

Hiện tượng này được đánh giá là đã làm xáo trộn, suy giảm nguồn nhân lực chất lượng cao của Vietnam Airlines và uy hiếp an toàn khai thác máy bay. Do đó, Bộ trưởng đã có chỉ thị tạm thời chưa chấp thuận việc chuyển đổi nhà khai thác đối với lao động kỹ thuật cao của Vietnam Airlines.

(Ảnh minh họa)

Nguyên nhân chính của quyết định ra đi hàng loạt vẫn là vấn đề lương bổng chênh lệnh giữa phi công VN và phi công quốc tịch nước ngoài do Vietnam Airlines đang thuê.

Theo một số phi công, thời gian làm việc của hãng hàng không Vietnam Airlines quá tải nhưng lương không tương thích so với một số hãng khác.

Cụ thể, các phi công này làm việc đến 23 ngày/tháng (nghỉ thứ Bảy và Chủ nhật), lương 2.500 USD/tháng, trong khi ở hãng hàng không VietJet, phi công chỉ làm việc 15 ngày/tháng nhưng mức lương lên đến 7.500 USD/tháng. Bên cạnh đó, các phi công phản ánh khi bay ra Hà Nội được bố trí nơi nghỉ ngơi chưa tốt.

Tuy nhiên, trao đổi với báo Pháp Luật TP.HCM, ông Phạm Ngọc Minh, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Hàng không Việt Nam, cho biết việc nhân viên kỹ thuật cao phản ánh về nơi ở thì cách đây một tháng đã có cuộc đối thoại giữa phi công và Tổng Công ty Hàng không Việt Nam: “Tại đây mọi việc đã được giải quyết, hiện các phi công được đưa ra khách sạn ở rồi…”.

Cũng theo ông Minh, các phi công cho rằng tiền lương của Vietnam Airlines thấp hơn VietJet nên xin nghỉ là không đúng. “Hiện thu nhập của các phi công ở Vietnam Airlines khoảng 200 triệu đồng/tháng, cao hơn lương của giáo sư, tiến sĩ và lao động ở các lĩnh vực khác ở Việt Nam. Hơn nữa hãng hàng không Vietnam Airlines thuộc quốc gia nên không thể đòi hỏi như vậy. Nếu anh là hàng không tư nhân thì câu chuyện đồng lương đó là đúng...”

 

Video tham khảo :Phát hiện vật thể nghi là thân máy bay QZ8501:

 

Trong khi đó theo, nguồn tin từ báo Một thế giới cho biết, chi phí đào tạo một phi công căn bản được biết lên đến 2,5 tỉ đồng, sau đó, người phi công này còn phải bay thực tế nhiều ngàn giờ nữa mới có thể trở thành cơ phó hay cơ trưởng, trong đó có một thời gian đi học ở nước ngoài. Chưa kể trong quá trình làm việc, Vietnam Airlines còn phải tổ chức các khóa học đào tạo tiếp theo để phân cấp và chuyển loại phi công.

Hiện Vietnam Airlines là hãng hàng không duy nhất tại VN có khả năng tự đào tạo một phần về nghiệp vụ cho phi công và học phải chi những khoản đầu tư đào tạo rất lớn để chủ động được nguồn nhân lực cấp cao.

Sự vụ này khiến cộng đồng mạng không khỏi xôn xao. Một số người cũng đồng ý với các phi công khi cho rằng “bên nào lương cao hơn thì chuyển”. Bạn Tuấn Anh (Hà Nội) bình luận trên báo Thanh niên cho rằng: “Trước đây nhà nước bỏ tiền ra để đào tạo phi công, nên có sự ràng buộc. Nhưng những năm gần đây, người đi học phi công phải tự túc hoàn toàn, với khoản tiền bỏ ra khá lớn để ra nước ngoài học. Hiện tại VN chưa đào tạo được phi công, hơn nữa nghề phi công không chỉ có tiền, mà còn có sức khoẻ, trí tuệ mới đi học được. Đây là một nghề làm việc trong môi trường đặc biệt, thường xuyên di chuyển, phải có chuyên môn tốt, có bản lĩnh và cả sự dũng cảm... Vì vậy, nhất là việc họ phải tự túc, nhiều người phải vay mượn, mới có tiền đi học, nên việc họ tìm đến các hãng hàng không có lương cao, cũng chẳng có gì lạ...?”

Tuy nhiên, một số người lại chỉ trích các nhân viên hàng không kỹ thuật cao này là “được voi đòi tiên”. Một độc giả comment trên báo Lao động:“Rõ rồi, 200triệu tháng kêu ít thì cho họ về nông thôn làm việc với nông dân để được học hỏi và hưởng lương mới. Thật không hiểu nổi những kẻ được nhà nước bỏ tiên nuôi ăn học thành người nay "phản bội" vì tham vọng cá nhân. Chính những kẻ này sẽ làm cho kinh tế VN không thể cạnh tranh được. Nhà nước đòi lại chi phí đào tạo, phạt do hủy cam kết v.v.... rồi mới cho đi. Tôi là hành khách cũng không chấp nhận hãng HK tuyển người kiểu này. Biết rõ thì khách hàng hãy tẩy chay vì sự cạnh tranh kém cỏi của họ”.

Những ý kiến trái chiều của cộng đồng mạng

Một bạn đọc khác cũng cho rằng: “Nhà nước đầu tư hàng núi tiền đào tạo cho họ, bây giờ để họ chuyển sang các hãng tư nhân thì tính chi phí để bồi thường thôi, tuyển và đào tạo lứa mới, cam kết thật chặt chẽ. Lương 80 triệu vẫn ít. Học lái có dễ bằng học ngành y không nhỉ? Chúng tôi học + phục vụ trong ngành y 30 năm nay mà lương + phụ cấp chưa được 10 triệu. Mấy anh hàng không khổ nhỉ.”..

Ở một động thái khác, trước nguy cơ ra đi hàng loạt này, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng đã có chỉ thị yêu cầu Tổng Công ty hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines – VNA) rà soát, thực hiện chế độ tiền lương để tăng thu nhập cho lực lượng lao động kỹ thuật cao. Bộ trưởng cũng yêu cầu Vietnam Airlines thực hiện các chế độ đãi ngộ khác để giữ chân lao động, không làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và uy hiếp hoạt động bay của Tổng công ty..

Bộ GTVT cũng yêu cầu Tổng Công ty Hàng không Việt Nam điều chỉnh chế độ tiền lương để tăng thu nhập của lực lượng lao động kỹ thuật cao một cách hợp lý và có những chế độ đãi ngộ khác.

Bảo An

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news