Tin mới

Phim nước ngoài xuyên tạc lịch sử Việt Nam: Khi giới trẻ không còn là 'Mị Châu 4.0'

Thứ tư, 05/10/2022, 15:49 (GMT+7)

Trước sự xâm nhập của "virus xuyên tạc lịch sử", giới trẻ có nhiều cách thức khác nhau để ngăn chặn, giữ vững truyền thống yêu nước quý báu.

Những ngày qua, cộng đồng yêu phim tại Việt Nam dậy sóng trước thông tin bộ phim Ba Chị Em (Little Women) của Hàn Quốc chứa nội dung xuyên tạc lịch sử. 

Cụ thể, từ tập 3 cho đến tập 7,8, Little Women khiến khán giả bức xúc vì xuất hiện hàng loạt lời thoại xuyên tác về vấn đề chiến tranh tại Việt Nam.

Little Women khiến khán giả bức xúc vì xuất hiện hàng loạt lời thoại xuyên tác về vấn đề chiến tranh tại Việt Nam
Little Women khiến khán giả bức xúc vì xuất hiện hàng loạt lời thoại xuyên tác về vấn đề chiến tranh tại Việt Nam

Trước thông tin này, Cục Phát Thanh, Truyền hình và Thông tin đã có văn bản yêu cầu Netflix gỡ Little Women khỏi kho ứng dụng ở Việt Nam. Hạn thực hiện yêu cầu này là ngày 5/10. Bộ phim vi phạm các hành vi bị nghiêm cấm quy định tại khoản 4, điều 9 Luật Báo chí về xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, xúc phạm dân tộc và vi phạm những hành vi bị cấm trong hoạt động điện ảnh quy định tại khoản 4, điều 11 Luật Điện ảnh với nội dung tương tự điều khoản nêu trên ở Luật Báo chí.

Quy tụ dàn diễn viên đình đám, thế nhưng khi đụng chạm đến niềm tự hào, tự tôn dân tộc của người dân Việt Nam, Little Women hứng chịu làn sóng tẩy chay mãnh liệt trên các diễn đàn. 

Phim nước ngoài xuyên tạc lịch sử Việt Nam hứng chịu làn sóng tẩy chay của khán giả
Phim nước ngoài xuyên tạc lịch sử Việt Nam hứng chịu làn sóng tẩy chay của khán giả

Tại các hội nhóm chuyên bàn về phim ảnh, netizen đồng loạt kêu gọi bấm dislike dự án phim xuyên tạc trên các nền tảng phát hành, đặc biệt là Netflix. Thậm chí, nhiều ý kiến cho rằng đây là "rác phẩm". Tài khoản Facebook Hao Tran bày tỏ sự bức xúc: Phim ảnh  cũng chỉ là một mặt trận thôi, xem phim nhưng không quên lịch sử, chủ quyền đất nước. Tẩy chay triệt để những dự án kiều này. Hãy chấm dứt việc u mê mù quáng.

Đáng buồn thay, vẫn có một bộ phận người xem bị nhiễm văn hóa "sùng bái thần tượng", ủng hộ phim đến cùng. Tính đến 14h chiều 5/10, Little Women vẫn chễm chệ Top 1 bảng xếp hạng phim truyền hình được yêu thích nhất tuần trên Netflix Việt Nam. 

Little Women vẫn chễm chệ Top 1 bảng xếp hạng phim truyền hình được yêu thích nhất tuần trên Netflix Việt Nam
Little Women vẫn chễm chệ Top 1 bảng xếp hạng phim truyền hình được yêu thích nhất tuần trên Netflix Việt Nam

Câu chuyện phim nước ngoài cài cắm yếu tố xuyên tạc lịch sử, xâm phạm chủ quyền Việt Nam... từ xưa đến nay không hiếm, tuy nhiên nhận thức của những người yêu phim, đặc biệt là giới trẻ ngày càng thay đổi.

Tháng 12/2021, bộ phim Quân Đội Vương Bài của Trung Quốc do Hoàng Cảnh Du - Tiêu Chiến thủ vai cũng bị chê là "rác phẩm" vì chạm đến nỗi đau dân tạc, xuyên tạc hành động và chiến lược lịch của nước ta. 

Thậm chí dàn diễn viên, trong đó có Tiêu Chiến hứng chịu nhiều chỉ trích. Đỉnh điểm, các trang fanpage tiếng Việt của Hoàng Cảnh Du, Tiêu Chiến, Bạch Lộc, Chung Sở Hy… đều ngừng hoạt động. Các hội nhóm tuyên truyền bộ phim trước đó cũng tuyên bố ngừng cập nhật, xóa các bài viết liên quan trong quá khứ, đồng thời chia sẻ lại khẳng định cứng rắn của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam.

Ngoài ra một dự án khác của Trung Quốc quy tụ loạt sao sở hữu lượng fan đông đảo tại Việt Nam như Em Là Niềm Kiêu Hãnh Của Anh (Địch Lệ Nhiệt Ba - Dương Dương) cũng hứng chịu số phận bị tẩy chay vì cài cắm đường lưỡi bò.  Việc xem thường lịch sử Việt Nam đều phải nhận lấy hậu quả. 

Em Là Niềm Kiêu Hãnh Của Anh cài cắm đường lưỡi bò, netizen quyết tâm tẩy chay
Em Là Niềm Kiêu Hãnh Của Anh cài cắm đường lưỡi bò, netizen quyết tâm tẩy chay

Một bình luận kêu gọi tẩy chay tuy nhỏ, nhưng chứng minh được ý thức bảo vệ thành quả cách mạng của cha ông từ thế hệ trẻ hiện nay.  Hành vi núp bóng văn hóa, cài cắm thông tin sai lệch cần bị khai trừ, để tránh bị đầu độc tư tưởng có hại.

Nhận định trên báo Vietnamnet, Giáo sư Nguyễn Công Lý, ĐH Khoa học Xã hội & Nhân Văn, ĐH Quốc gia TP.HCM cho biết: "Việc để hình ảnh sai trái về lịch sử, chính trị vào những tác phẩm nghệ thuật là một tính toán có chủ đích của họ. Khi khái niệm “đường lưỡi bò” không được quốc tế công nhận, họ lựa chọn nhiều kênh, nhiều cách khác để truyền bá mà phim ảnh là con đường ngắn và dễ xâm nhập nhất. Nếu không cảnh giác, khán giả, đặc biệt là thế hệ trẻ Việt Nam rất dễ bị ảnh hưởng bởi tư tưởng độc hại này”

>>> XEM THÊM: Thủy Tiên và hành trình vực dậy khỏi ồn ào, 'cô tiên' đã thực sự trở về trong lòng công chúng? 

Ảnh: Tổng hợp 

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news