Vladimir Putin đã cho thấy thế nào là nghệ thuật biến điểm yếu thành sức mạnh. Khi quân đội Nga và Syria giành lại Aleppo trong cuộc tấn công lớn nhất của cuộc nội chiến năm năm ở Syria, Tổng thống Nga rõ ràng đã nổi lên như một thế lực thống trị ở Trung Đông.
Putin đang thắng thế tại Trung Đông. Ảnh: TEA |
Hai năm trước, Nga đã hầu như không có sự hiện diện trong khu vực Trung Đông, ngoại trừ một căn cứ hải quân ở Syria. Hôm nay máy bay chiến đấu và tên lửa của Nga đã bay qua không phận Syria, Iran và Iraq.
Trong năm qua, ông Putin đã đưa Nga vào cuộc xung đột Syria và hỗ trợ chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad vì nó đang trên bờ vực của sự sụp đổ. Nhà lãnh đạo Nga đã tạo được một liên minh bán quân sự với Iran đã cho phép ông đạt được bước tiến đáng kể trong kế hoạch tái thiết lập quyền lực tại vùng Vịnh Ba Tư - điều đã "lẩn trốn" Moscow kể từ khi kết thúc Thế chiến thứ hai.
Đó vẫn chưa phải là tất cả, mối quan hệ của ông Putin với Thổ Nhĩ Kỳ, dường như đã có những rạn nứt sau khi Ankara bắn rơi một máy bay chiến đấu của Nga năm ngoái, bây giờ đã ấm lên đến mức mà ông Putin và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan muốn khôi phục quan hệ ngoại giao đầy đủ. Tất cả các các hoạt động đó diễn ra trong khi Putin đã duy trì một mối quan hệ chặt chẽ và hiệu quả với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
Làm thế nào là Putin có thể dịch chuyển được sự ảnh hưởng tại Trung Đông một cách hiệu quả và thiết lập các mối quan hệ cùng lúc với các nước mà dường như mâu thuẫn với nhau? Tại sao Nga hiệu quả hơn so với Hoa Kỳ trong việc đẩy mạnh chương trình riêng của Moscow tại khu vực?
Putin có thể nhanh chóng xác định được lợi ích chính của Nga trong một cuộc xung đột nhất định và cam kết nguồn lực để hỗ trợ - sau đó Nga sẽ đột ngột thay đổi một khi lợi ích cốt lõi của Moscow đã được đáp ứng hoặc thay đổi.
Kể từ cuộc Cách mạng Hồi giáo ở Iran năm 1979, Hoa Kỳ đã tạo ra một loạt liên kết lợi ích của mình ở vùng Vịnh Ba Tư với chế độ quân chủ Sunni như Ảrập Xêút, Kuwait và Qatar. Đổi lại, các nước này đã đầu tư mạnh tại Hoa Kỳ - từ việc mua nợ của Mỹ để đầu tư vào bất động sản hay những hợp đồng vũ khí quân sự trị giá hàng tỷ đô với Mỹ.
Các quốc gia Ả rập cũng đã đầu tư mạnh vào Washington, mua chuộc sự ảnh hưởng ở các hành lang quyền lực, tài trợ các cố vấn và thuê các công ty quan hệ công chúng để giúp lan truyền một câu chuyện về việc " Tại sao đất nước họ là rất cần thiết cho lợi ích của Mỹ ở Trung Đông". Mối quan hệ giữa Riyadh và Washington vẫn rất mạnh ngay cả khi một bộ phận người Mỹ đặt ra câu hỏi về liên minh này sau những hành động thường đi ngược lại lợi ích của Washington của các nước Ả rập.
Những quốc gia này cho rằng Washington có nghĩa vụ phải chia sẻ quan điểm của họ về Trung Đông, có nghĩa là Hoa Kỳ phải ủng hộ họ trong bất kỳ xung đột tại Trung Đông nào mà họ tham gia vào, dù cho điều đó có chống lại lợi ích của Hoa Kỳ.
Còn tại Moscow, các nước Ả rập không có ảnh hưởng như vậy. Ngay cả khi Moscow ủng hộ cường quốc Shiite Iran và chế độ Assad tại Syria, các nhà lãnh đạo Ả Rập Sunni vẫn tiếp tục ra tìm tới Putin và tìm cách hợp tác với ông ta. Ả-rập Xê-út, là một ví dụ điển hình, nước này hiện đang cố gắng phối hợp với Moscow nhằm tìm ra cách tốt nhất để ổn định thị trường dầu mỏ và muốn Putin gây áp lực với Iran để nươc này cùng hành động.
Quan hệ đối tác của Nga dựa trên sự lạnh lùng: Chủ nghĩa hiện thực khó khăn. Mục đích duy nhất của Putin là lợi ích của Moscow. Ông sẵn sàng trút bỏ di sản của một liên minh không còn phục vụ mục Tiêu Chiến lược của Nga.
Ông Putin hỗ trợ Damascus, Tehran và chính phủ người Shiite của Iraq vì ông xem chủ nghĩa cực đoan Sunni như một mối đe dọa lâu dài và là nguyên nhân gây ra sự mất ổn định cho các quốc gia ở Trung Đông. Trong đó ông Putin lo ngại việc này có thể tàn phá các nước gần biên giới Nga.
Tuy nhiên, sự phối hợp với người Shiite Iran không loại trừ việc Putin làm việc với các nước Ảrập Sunni để thúc đẩy thương mại cho các ngành công nghiệp Nga và các chương trình năng lượng nguyên tử của nước này.
Putin đang làm tất cả điều này trong khi ông vẫn "xích lại gần" Netanyahu. Mặc dù Putin đang làm việc với Syria và Iran - kẻ thù của Israel - nhưng ông đã thuyết phục được ông Netanyahu rằng những liên minh này không phải để đe dọa sự tồn tại của Israel, mà là phục vụ cho một mục đích lớn hơn đó là việc đánh bại chủ nghĩa cực đoan Sunni. Nga tiếp tục hợp tác với Israel trong các lĩnh vực đa dạng như năng lượng, nông nghiệp và vũ khí. Nga và Israel cũng duy trì liên lạc quân sự gần gũi. Ngoài ra, Putin cũng rất thận trọng, không chuyển những vũ khí tấn công cho kẻ thù của Israel.
Đối chiếu điều này với cách Netanyahu đối xử với Obama và can thiệp vào chính trị Hoa Kỳ. Trong thời gian chuẩn bị để đối phó Iran, ông Netanyahu đã sử dụng ảnh hưởng của AIPAC và ủng hộ các tổ chức vận động hành lang khác của Israel để cố gắng làm suy yếu tổng thống đương nhiệm Obama và cố gắng làm mờ nhạt các dấu ấn Chính sách đối ngoại của ông.
Nếu Israel hoặc một đồng minh khác của Mỹ đã cố gắng can thiệp hoặc thách thức Putin với cách như vậy, thật khó để tưởng tượng rằng ông sẽ "thưởng" cho họ 38 tỷ đô viện trợ trong mười năm, như ông Obama đã thực hiện với Israel, hoặc tiếp tục hỗ trợ họ về mặt quân sự với các vũ khí tiên tiến cùng các nghiên cứu - như Washington đã thực hiện với Ả-rập Xê-út.
Mặc dù Hoa Kỳ có một sức mạnh lớn hơn nhiều và có ảnh hưởng nhiều đến các chính sách của các đối tác cơ sở như Saudi Arabia và Israel, nhưng nghịch lý đã xảy ra: Các nước này thường làm việc để hạn chế các lựa chọn chiến lược của Washington vì sợ bị bỏ rơi hoặc vì các mối quan tâm của riêng họ.
Chỉ cần Nga tiếp tục duy trì một cách tiếp cận nhanh nhẹn hơn và kích động chủ nghĩa cơ hội tại khu vực này, Washington sẽ phải đối mặt với một thời gian khó khăn dài trước mắt - và trong khi ấy, ảnh hưởng của Moscow sẽ tiếp tục phát triển.
Quý Vũ