Tin mới

Sau 100.000 năm, Bắc Cực lần đầu tiên có thể tan chảy hoàn toàn

Thứ hai, 06/06/2016, 15:03 (GMT+7)

Theo số liệu thống kê về tốc độ băng tan hiện tại ở khu vực Bắc bán cầu, lớp băng trên Bắc Cực hiện đang có khả năng biến mất hoàn toàn trong năm nay, hoặc năm tới.

Theo số liệu thống kê về tốc độ băng tan hiện tại ở khu vực Bắc bán cầu, lớp băng trên Bắc Cực hiện đang có khả năng biến mất hoàn toàn trong năm nay, hoặc năm tới.

Giáo sư Peter Wadhams thuộc Đại học Tổng hợp Cambridge kết luận: "Lần đầu tiên trong vòng 100.000 năm qua, có khả năng Bắc Cực sẽ không có lớp băng đá bao phủ toàn bộ bề mặt."

Vị giáo sư này cũng đưa ra dự đoán, băng Bắc Cực hoàn toàn có khả năng biến mất trong năm nay hoặc năm sau. Điều này đồng nghĩa với việc, diện tích đất không có băng phủ đạt khoảng 1 triệu km2 tính đến tháng 9 năm nay. 

Chỉ khoảng 30 năm trước, diện tích băng che phủ tại Bắc Cực đạt 12,7 triệu km2. Tuy nhiên, đầu năm nay con số này giảm còn 11,1 triệu km2. Số liệu này tính đến thời điểm này cho thấy băng bao phủ bề mặt chỉ còn 3,4 triệu km2. Đây là con số kỷ lục về mức phủ băng thấp.

Sau 100.000 năm, Bắc Cực lần đầu tiên có thể tan chảy hoàn toàn

Theo số liệu từ các chuyên gia, vùng biển băng tại phía Bắc Nga hiện đã tan hoàn toàn, khiến dòng biển trở nên ấm áp hơn. Việc lớp băng tan khiến lớp khí methane bị đóng băng trước đó cũng dần nổi lên với tốc độ cao báo động.

Ngoài ra, băng tan hết sẽ khiến bề mặt Trái đất trở nên tối hơn, nhiệt lượng hấp thu từ Mặt trời cũng cao hơn. Toàn bộ quá trình này có thể khiến nhiệt độ tăng thêm 0,6 độ C trong 5 năm.

Nghiêm Thu (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news