Tin mới

Vụ khủng bố Paris tác động thế nào đến quan hệ Nga - Mỹ?

Thứ tư, 18/11/2015, 11:21 (GMT+7)

Mối đe dọa khủng bố toàn cầu xuất hiện sau cuộc tấn công Paris hôm 13/11 đã làm dấy lên hy vọng về việc cải thiện quan hệ hợp tác giữa Nga - Mỹ trong cuộc chiến chống IS tại Syria. Tuy nhiên, điều này rõ ràng không hề dễ dàng chút nào.

Mối đe dọa khủng bố toàn cầu xuất hiện sau cuộc tấn công Paris hôm 13/11 đã làm dấy lên hy vọng về việc cải thiện quan hệ hợp tác giữa Nga - Mỹ trong cuộc chiến chống IS tại Syria. Tuy nhiên, điều này rõ ràng không hề dễ dàng chút nào.

Theo CNN, từ lâu, Nga luôn tỏ thái độ sẵn sàng hợp tác với Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu. Thực tế là, ngay sau cuộc khủng bố 11/9/2001 xảy ra tại Mỹ, Tổng thống Nga Vladimir Putin là nhà lãnh đạo đầu tiên trên thế giới đã gọi cho Tổng thống Mỹ lúc đó là George Bush để đề nghị hỗ trợ.

Đến cuộc tấn công đẫm máu tại Paris hôm 13/11 vừa rồi, giới chức Nga gần như ngay lập tức đã kêu gọi sự đoàn kết trên toàn cầu để tiêu diệt khủng bố IS cũng như các nhóm thánh chiến khác tại Syria. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và người đồng cấp Mỹ John Kerry đã tổ chức cuộc họp báo chung hôm 14/11 để kêu gọi các bên sẽ cứng rắn, quyết liệt hơn trong cuộc chiến chống khủng bố ở Trung Đông.

Mối đe dọa khủng bố toàn cầu xuất hiện sau cuộc tấn công Paris hôm 13/11 đã làm dấy lên hy vọng về việc cải thiện quan hệ hợp tác giữa Nga - Mỹ trong cuộc chiến chống IS tại Syria. Ảnh: Reuters

Trước khi xảy ra sự kiện Paris, Tổng thống Putin cũng nói rằng ông sẵn sàng làm việc với Mỹ và lực lượng ủng hộ Mỹ là Quân đội Syria Tự do.

Những yếu tố này, cùng với rừng hoa tưởng niệm các nạn nhân vụ khủng bố Paris ngập đầy Đại sứ quán Pháp tại Moscow, làm dấy lên hy vọng rằng Nga và liên quân chống IS do Mỹ dẫn đầu sẽ hợp tác chặt chẽ hơn trong cuộc chiến chống khủng bố, đặc biệt sau sự kiện máy bay chở khách của Nga bị IS đánh bom khiến 224 người thiệt mạng.

Tuy nhiên, mọi thứ có thể không đơn giản như vậy. Rất nhiều thách thức vẫn đang tồn tại và có khả năng gây cản trở sự hợp tác hiệu quả giữa Nga với phương tây trong vấn đề Syria.

Tín hiệu đầu tiên của vấn đề này nằm trong bài phát biểu của Tổng thống Nga Putin. Ngay khi đang nói về việc Nga sẵn sàng hợp tác với Mỹ, ông Putin vẫn có ý "đá xoáy" Mỹ khi cho rằng sự can thiệp của Nga tại Syria không giống với Mỹ vì Washington đã tiến hành các hoạt động tại quốc gia Trung Đông này mà không có sự ủng hộ của Liên Hợp Quốc và chính phủ Syria.

Quan hệ Nga - Mỹ vẫn tồn tại nhiều thử thách cần vượt qua, đặc biệt trong cuộc chiến chống khủng bố tại Trung Đông. Ảnh: CNN

CNN cho rằng, một vấn đề khác là cuộc chiến chống IS chỉ đơn thuần là một hoạt động nhỏ của Nga tại Syria và cũng không phải mục đích cao nhất của Moscow tại đây. Về mặt chiến thuật, Nga đang hỗ trợ chính quyền Tổng thống Assad và không khó để nhận ra rằng, cách giúp đỡ tốt nhất đối với Tổng thống đương nhiệm là làm suy yếu phe đối lập chứ không phải IS.

Thực tế là, cuộc thảo luận hôm 14/11 tại Vienna dẫn tới kết quả sẽ có một cuộc họp giữa chính quyền Tổng thống Assad và lực lượng đối lập vào ngày 1/1/2016. Điều này có thể được xem như là một thắng lợi của Moscow. Và trong khi tương lai của ông Assad vẫn chưa được định đoạt, nếu Moscow được phép gia tăng áp lực lên IS thì sẽ giống như là chiến thắng cho các bên trên bàn đàm phán.

Tuy nhiên, về mặt chiến lược, Syria cũng là một "cơ hội quan trọng" để Nga chứng minh cho Mỹ thấy rằng Washington không thể chống IS hiệu quả nếu thiếu sự hỗ trợ từ Moscow. Đây là thách thức đáng kể nhất khiến hợp tác Nga - Mỹ khó mà xích lại gần nhau.

Phải nói rằng, nếu Nga tham gia chống IS một cách nghiêm túc hơn thì đó sẽ là một sự đóng góp tích cực và hiệu quả cho cuộc chiến chống nhóm khủng bố. Thông tin sẽ được chia sẻ nhiều hơn, thêm nhiều nỗ lực được đồng bộ và cũng có nhiều sự hợp tác hơn nữa. Tuy nhiên, ngay cả vấn đề này cũng đang tồn tại rất nhiều thử thách cần vượt qua.

Trong gần 2 thập kỷ qua, nỗ lực hợp tác chống chủ nghĩa khủng bố của Mỹ - Nga đã bị hạn chế do sự mất lòng tin lẫn nhau, cách tiếp cận để thu thập và phân tích thông tin cũng khác nhau. Mỹ thường có xu hướng đặt nghi vấn với những dữ liệu mà Nga chia sẻ trong khi họ luôn hạn chế cung cấp cho Nga những thông tin nhạy cảm.

Rõ ràng ai cũng hiểu rằng, nếu Nga - Mỹ liên minh, cuộc chiến chống IS sẽ hiệu quả hơn rất nhiều. Ảnh: Indiannews

Trong vấn đề Syria, sự thiếu tin tưởng lại càng trầm trọng hơn bởi mối quan hệ giữa Nga với Iran và cả hai nước này đều cùng quan điểm đối với cuộc nội chiến đã kéo dài hơn 4 năm ở quốc gia Trung Đông này. Rất khó để tin rằng bất cứ thông tin gì mà Washington chia sẻ với Moscow sẽ không tạo ra nguy cơ cao đối với Tehran. Kết quả là, sự phối hợp giữa các mục tiêu trên bộ, chia sẻ thông tin tình báo và các cuộc chiến đều là không thực tế.

Tất nhiên, những điều vừa kể trên không có nghĩa là sự hợp tác giữa Nga - Mỹ không thể xảy ra, nhưng nó cũng không có nghĩa là tồn tại khả năng cao về một sự phối hợp đồng bộ giữa hai nước. Tuy nhiên, cộng đồng quốc tế vẫn có quyền hy vọng bởi thành công phải được xây dựng trên nền tảng từ những điều rất nhỏ.

Phương tây cho rằng, nếu họ có bằng chứng rõ ràng rằng Nga cũng đang chống IS như Mỹ và các đồng minh thì Washington sẵn sàng hợp tác với Nga. Và ngược lại, nếu Nga cảm thấy họ có tiếng nói và được tín nhiệm, họ cũng sẽ không chần chừ mà hỗ trợ Mỹ.

Cuối cùng, việc tồn tại những khác biệt về quan điểm và lợi ích cốt lõi giữa hai nước có thể vẫn là trở ngại trong quan hệ song phương Mỹ - Nga.

Thế giới vẫn bàng hoàng, sợ hãi trước những gì đã xảy ra tại Paris. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là Washington và Moscow cũng sẽ có cùng cách nhìn về mọi thứ.

Xem thêm video người đàn ông bí ẩn nghe lén Obama - Putin hội đàm:

[mecloud]IGAFdt0OlZ[/mecloud]

Lê Huyền (CNN)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news

Tấn công ở Pháp ít nhất 1 người chết, 70 tu sỹ bị bắt làm con tin

Có ít nhất 1 người chết, khoảng 70 tu sỹ đang bị giữ làm con tin sau khi xuất hiện đối tượng cầm súng tấn công vào trại dưỡng lão ở Montpellier, Pháp.