Tin mới

Sau Thiên Tân, Trung Quốc tiếp tục phong tỏa thành phố 5,5 triệu dân vì 2 ca nhiễm Omicron

Thứ ba, 11/01/2022, 18:30 (GMT+7)

Trung Quốc đã tiến hành phong tỏa một thành phố 5,5 triệu dân sau khi phát hiện 2 ca nhiễm biến thể Omicron.

Các nhà chức trách đã tiến hành phong tỏa thành phố An Dương, tỉnh Hà Nam với 5,5 triệu dân sau khi phát hiện 58 ca nhiễm Covid-19, trong đó có 2 trường hợp nhiễm biến thể Omicron. Trước đó, các quan chức y tế đã tiến hành phong tỏa chặt thành phố Tây An sau khi ghi nhận hơn 2.000 ca Covid-19 trong một tháng. Theo các chuyên gia, thành phố trở thành tâm dịch vì ghi nhận số ca lây nhiễm cộng động lớn nhất kể từ khi dịch bùng phát ở Vũ Hán.

Sau Thiên Tân, Trung Quốc tiếp tục phong tỏa thành phố 5,5 triệu dân vì 2 ca nhiễm Omicron - Ảnh 1

Hôm 8/1, Trung Quốc còn áp đặt lệnh phong tỏa tại thành phố Thiên Tân sau khi biến thể Omicron lan rộng trong khu vực. Thiên Tân bán cáo 21 ca lây nhiễm trong cộng đồng trước khi chính quyền tiến hành kiểm tra lịch trình di chuyển của người dân. Thành phố này hiện có gần 14 triệu cư dân.

Sau Thiên Tân, Trung Quốc tiếp tục phong tỏa thành phố 5,5 triệu dân vì 2 ca nhiễm Omicron - Ảnh 2

Các nhà chức trách đã tăng cường xét nghiệm ở Thiên Tân sau khi họ phát hiện 2 ca nhiễm biến thể Omicron trong cộng đồng. Được biết, 2 bệnh nhân này có liên quan tới 2 ca nhiễm Omicron mới được phát hiện tại An Dương hôm nay. Các cư dân hiện chỉ được đi lại khi có mã y tế màu xanh.

Sau Thiên Tân, Trung Quốc tiếp tục phong tỏa thành phố 5,5 triệu dân vì 2 ca nhiễm Omicron - Ảnh 3

Theo các cơ quan y tế, Trung Quốc ghi nhận 165 ca nhiễm Covid-19 vào ngày 8/1 khi nước này tiếp tục chiến đấu chống lại số ca nhiễm mới tại Hà Nam, Thiểm Tây. Cho đến nay, cả nước này đã báo cáo 103.619 ca nhiễm trong đó có 4.636 ca tử vong.

>> Xem thêm: Trung Quốc đang trải qua đợt dịch bùng phát lớn nhất do biến chủng Delta

Flurona khiến ngành y thế giới quan ngại

"Flurona" là một thuật ngữ mô tả tình trạng người bệnh nhiễm đồng thời Covid-19 và cúm. Dù đây không phải điều phổ biến nhưng vẫn cần xem xét.

Phong tỏa và đeo khẩu trang đã giúp hạn chế sự lây lan của bệnh cúm trong đại dịch. Nhưng khi các nơi mở cửa trở lại thì số ca mắc cúm dự kiến sẽ tăng lên. Sau một năm tỷ lệ các ca nhiễm cúm ở mức rất thấp do hạn chế tiếp xúc. Nhưng hiện tại, nếu nhiễm cúm thì người bệnh dễ tổn thương hơn. Đối với những người không có bệnh nền, đã được chủng ngừa cúm và Covid-19 thì những virus này không có khả năng gây ảnh hưởng lớn đến họ.

Theo WHO, cúm và Covid-19 là các bệnh về đường hô hấp và có thể gây ra những triệu chứng như ho, sổ mũi, đau họng, sốt, đau đầu và mệt mỏi. Cả 2 bệnh đều lây lan qua giọt bắn khi người bệnh hít thở, nói, ho hoặc hắt hơi.

Khi chính phủ các nước phải đối phó với sự bùng phát của biến thể Omicron trên toàn thế giới, Flurona có thể khiến các hệ thống y tế bị quá tải, đặc biệt là trong những tháng mùa đông.

Để hạn chế sự lây lan của bệnh cúm và Covid-19, đồng thời ngăn quá tải cho hệ thống y tế toàn cầu, chúng ta cần phòng bệnh hơn chữa bệnh.

Mọi người có thể thực hiện những biện pháp phòng cúm và Covid-19 hiệu quả như duy trì giãn cách xã hội, thường xuyên vệ sinh tay, đeo khẩu trang, tiêm vaccine. Đây là cách tự bảo vệ bản thân và những người dễ bị tổn thương.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news