Mặc dù đã hơn 10 năm kể từ khi siêu bão Katrina càn quét nước Mỹ, bài học đắt giá mà nó để lại vẫn khiến người dân Mỹ phải khắc cốt ghi tâm.
Cơn bão Katrina (năm 2005) là cơn cuồng phong "đắt đỏ" nhất khi khiến cho nước Mỹ thiệt hại tới 125 tỷ đô la Mỹ, không chỉ là siêu bão gây thiệt hại vật chất lớn nhất, đây còn là siêu bão gây chết nhiều người thuộc top đầu thế giới (với 1.836 người thiệt mạng).
Trận siêu bão gây thiệt hại nhất ở thành phố ven biển New Orleans bang Louisiana, Mỹ khi hơn 80% thành phố chìm trong biển nước.
Siêu bão Katrina được đánh giá là một trong những cơn bão mạnh nhất tấn công vào nước Mỹ. Ảnh Internet.
Một sự trùng hợp ngẫu nhiên là lúc bấy giờ, New Orleans đang triển khai dự án "Các chiến lược cho thành phố trên nền đất mềm" nhằm ứng phó với toàn cầu. Và cơn bão đã "dạy" cho con người một bài học thực tế đắt giá.
Sau đây là những bài học đắt giá mà không chỉ nước Mỹ mà cả thế giới cần phải học thuộc lòng nếu không muốn gánh chịu hậu quả tương tự trong tương lai.
Công trình xây dựng chống bão và thiên tai
Mọi sự bắt đầu từ con đê...
Là thành phố ven biển, với hơn 1 nửa thành phố nằm ở độ cao thấp hơn mực nước biển và có nền đất mềm thuộc vùng châu thổ ngập nước nên công tác phòng chống bão hay sóng thần luôn là vấn đề hàng đầu của những nhà chức trách.
Hệ thống đê điều yếu kém góp phần làm tăng sự hung hãn của siêu bão. Ảnh Internet.
Thế nhưng, hệ thống đê điều thiết kế kém đã khiến gần như cả thành phố ngập chìm trong biển nước, cơn bão sau khi vượt qua "bức tường lửa" là hệ thống đê điều một cách dễ dàng đã tiến sâu vào đất liền và cơn ác mộng lúc này mới thật sự bắt đầu.
Hệ thống công trình dân dụng với chất lượng yếu kém dễ dàng bị phá hủy khi bão đi qua. Con bão đã dạy cho chúng ta một bài học đắt giá về các công trình chống bão, cũng là bức tường ngăn cách bảo vệ con người trước những cơn thịnh nộ của tự nhiên.
Sau khi cơn bão đi qua, các nhà nghiên cứu tại trường đại học Princeton (Mỹ) đã có cái nhìn mới về việc xây dựng các tòa nhà cao tầng, hệ thống cầu hay các vũng tàu neo đậu nhằm đối phó với sức mạnh hủy diệt mà các cơn bão gây ra.
Những cây cầu hay công trình cao tầng nếu không chống chịu được sức tàn phá của bão thì vô tình lại trở thành những mối nguy hiểm cho chính con người. Không chỉ vật chất bị phá hủy mà cả tính mạng con người cũng bị đe dọa.
Cuộc sơ tán lịch sử và những bất cập
Một điểm cộng cho chính quyền New Orleans là việc tổ chức cuộc sơ tán lịch sử nhất nước Mỹ giúp cứu sống tới 90% dân chúng thành phố một cách rất bài bản khi Thị trưởng Ray Nagin tuyên bố tình trạng khẩn cấp và kêu gọi sơ tán tự nguyện.
Quá trình tổ chức giao thông và hướng dẫn người dân di chuyển lưu thông một cách thông suốt, thống nhất nhằm thoát khỏi khu vực bị bão đổ bộ. Chính điều này đã làm giảm thiệt hại về sinh mạng và chúng ta cần học hỏi.
Tuy nhiên, sự bất cập xảy ra sau đó khi không đủ nguồn dự trữ cơ sở vật chất để sơ tán những người già hay khuyết tật, người nghèo không có phương tiện di chuyển.
Thông báo sơ tán chậm, công tác cảnh báo không kịp thời
Theo kế hoạch sơ tán thì các phương tiện di chuyển công cộng như xe bus trường học cũng sẽ được huy động, thế nhưng việc không tuân thủ điều này khi nhiều xe bus không được sử dụng vì các nhà chức trách cho rằng chúng thiếu tiêu chuẩn hay bảo hiểm trách nhiệm và tài xế.
Cứu trợ không khẩn trương đã làm gia tăng tình hình bất ổn an ninh. Ảnh Internet.
Những cơn bão lớn như Katrina còn giúp chúng ta nhận thức rõ ràng về sức mạnh của tự nhiên, mà cơn thịnh nộ của tự nhiên lại đến từ chính con người, những người đã tác động nặng nề và sâu sắc tới môi trường sống của mình.
Biến đổi khí hậu hay sự ấm lên toàn cầu do con người gây nên đã làm tăng sức mạnh cho cơn bão, như "đổ dầu vào lửa", .
Tóm lại, con người cần ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường sống của mình, ngoài ra cần xây dựng hệ thống đê điều chặn lũ, quy hoạch thành phố hợp lý và xây dựng các công trình có thể chống được sức mạnh các cơn bão mạnh nhằm "phòng bệnh hơn chữa bệnh".
Dự báo tốt, tổ chức sơ tán cũng như cứu trợ kịp thời, thực hiện công tác an ninh sau bão cũng góp phần mau chóng làm ổn định tình hình nhằm tái thiết khu vực mà bão tàn phá.