Trung Quốc, Mỹ, Nhật... là ba trong số những nước thành viên APEC sở hữu những chiếc siêu máy tính hàng đầu thế giới.
* Nhân dịp hội nghị , chúng tôi xin giới thiệu loạt bài về những kỳ tích về khoa học của một số nước thành viên APEC.
Siêu máy tính là hệ thống máy tính có khả năng tính toán cao. Khả năng này được đánh giá dựa trên việc đo số lượng phép tính số thập phân có dấu phẩy động trên một đơn vị thời gian.
Vào thời điểm hiện nay, có thể thực hiện hàng trăm ngàn tỉ phép tính trên giây. Hầu hết các siêu máy tính chạy trên Linux.
Siêu máy tính trước kia được sử dụng nhiều trong phân tích mã hóa nhưng nay nó được dùng trong nhiều lĩnh vực, từ tính toán cơ học lượng tử, , nghiên cứu khí hậu, đến mô hình hóa phân tử hay mô phỏng các hiện tượng vật lý.
Dự báo thời tiết bằng siêu máy tính (Ảnh: Phys)
Những siêu máy tính "khủng" của một số nền kinh tế thành viên APEC
Vào tháng 6/2017, bảng xếp hạng các siêu máy tính trên thế giới được công bố, trong đó những vị trí top đầu hầu hết là các siêu máy tính của các nền kinh tế thành viên APEC.
Siêu máy tính Sunway TaihuLight của Trung Quốc hiện đang đứng đầu. Nó được phát triển bởi Trung tâm nghiên cứu quốc gia về công nghệ máy tính song song (NRCPC).
Hiện nay siêu máy tính này đang được đặt tại Trung tâm siêu máy tính quốc gia Vô Tích, Giang Tô. Với tốc độ lên đến 93 petaflops, nó vượt xa các siêu máy tính khác trên thế giới.
Siêu máy tính TaihuLight (Ảnh: top500)
Tại vị trí thứ hai là siêu máy tính Tianhe-2 (Thiên hà 2) được phát triển bởi Đại học , Trung Quốc. Hiện nó đang được đặt tại Trung tâm siêu máy tính Quảng Châu.
Trong 3 năm liên tiếp, Tianhe-2 nằm ở vị trí số một trên bảng xếp hạng cho đến khi bị siêu máy tính TaihuLight chiếm lĩnh vị trị dẫn đầu. Với tốc độ 33,9 petaflops, Tianhe-2 không có đối thủ trực tiếp tại vị trí thứ hai của mình.
Siêu máy tính Thiên hà 2 (Ảnh: Telegraph)
Vị trí thứ ba thuộc về một siêu máy tính Titan của Mỹ. Hiện tại, siêu máy tính Titan được đặt tại Phòng thí nghiệm quốc gia Oak Ridge (DOE) thuộc Bộ Năng lượng Mỹ. Titan có tốc độ 17,6 petaflops và không đổi kể từ khi được lắp đặt năm 2012.
Siêu máy tính Titan (Ảnh: Cray inc)
Vị trí thứ năm thuộc về siêu máy tính Sequoia, cũng của Mỹ. Siêu máy tính Sequoia được xây dựng bởi IBM theo hệ BlueGene/Q và được đặt tại Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Livermore. Với tốc độ 17,2 petaflops Sequoia có khả năng tranh chấp vị trí thứ tư của Titan.
Siêu máy tính Sequoia (Ảnh: wikipedia)
Siêu máy tính Cori thuộc họ Cray XC40, tốc độ 14 petaflops, đang đứng tại vị trí số sáu. Hiện tại, Cori được sử dụng tại Trung tâm tính toán năng lượng quốc gia (NERSC) Mỹ.
Siêu máy tính Cori (Ảnh: insidehpc)
Siêu máy tính Oakforest (Ảnh JCAHFC)
Nhật Bản đóng góp hai siêu máy tính đó là Oakforest-PACS và Fujitsu's K. Trong đó Oakforest có tốc độ 13,6 petaflops được đặt tại Trung tâm tính toán tốc độ cao nhận vị trí thứ bảy. Vị trí thứ tám thuộc về K computer với 10,5 petaflops được đặt tại Viện tính toán RIKEN.
Siêu máy tính K computer (Ảnh: RIKEN)
Hai vị trí cuối cùng trong top 10 siêu máy tính hàng đầu thế giới tiếp tục thuộc về Mỹ, là siêu máy tính Mira và Trinity. Siêu máy tính Mira có tốc độ 8,6 petaflops thuộc hệ thống IBM BlueGene/Q. Trong khi đó, siêu máy tính Trinity thuộc hệ Cray XC40 có tốc độ 8,1 petaflops.
Siêu máy tính Mira (Ảnh: ANL)
Ngoài nhóm 10 siêu máy tính trên, các thành viên APEC là Mỹ, Trung Quốc và Nhật còn đóng góp rất nhiều siêu máy tính khác tại các vị trí thấp hơn. Trong nhóm dưới, một số thành viên APEC khác cũng có các hệ thống siêu máy tính.
Lắp dây cho siêu máy tính Trinity (Ảnh: LANL)
Hàn Quốc với siêu máy tính Nuri có tốc độ 2,3 petaflops xếp hạng 53 toàn cầu. Nga cũng có một siêu máy tính tại vị trí 59 là Lomonosov2 với tốc độ 2,1 petaflops. Trong khi đó, tại vị trí 70 là siêu máy tính Raijin với tốc độ 1,67 petaflops của Australia.
Tại vị trí 86 là Canada với siêu máy tính Cedar có tốc độ 1,33 petaflops. New Zealand với siêu máy tính Apollo 6000 đứng tại vị trí 366 có tốc độ 0,55 petaflops.
Danh sách 21 nền kinh tế thành viên thuộc APEC:
Danh sách xếp theo thứ tự alphabet. Nguồn: Wikipedia