Vụ đánh thuốc mê và hãm hiếp tập thể một cô gái 21 tuổi, người Dalit tại bang Haryana, Ấn Độ đang nổi lên với những chi tiết tàn bạo. Người Dalit thường bị coi là tầng lớp thấp nhất trong xã hội Ấn Độ.
Sau khi bị hãm hiếp, cô gái bị bỏ lại cho tới chết. Cô được người qua đường đưa đến bệnh viện. Tại đây, nạn nhân nói với cảnh sát rằng 2 trong số những kẻ tấn công từng cưỡng hiếp cô 3 năm trước.
Thủ phạm đã bị bắt vào tháng 11/2013 và bị bỏ tù nhưng gia đình nạ nhân nói với cảnh sát rằng họ buộc phải chuyển đi sau khi bị những nghi hạm và bạn bè chúng đe dọa, ép rút đơn kiện. Hai nghi phạm đã được thả ra hồi tháng trước.
Vụ việc gây ra một làn sóng phản đối trên khắp thế giới, phơi bày tình trạng bạo lực tình dục tại quốc gia Đông Nam Á này, đặc biệt liên quan tới những phụ nữ ở tầng lớp thấp kém hơn.
Người dân biểu tình phản đối tội hiếp dâm. Ảnh: freemalaysiatoday |
CNN đã có bài phỏng vấn chuyên gia sức khỏe tâm thần, nhà hoạt động xã hội và người sống sót sau vụ hiếp dâm tập thể, TS.Sunitha Krishnan về tình trạng hiện nay tại Ấn Độ, làm thế nào mà một vụ việc kinh hoàng như vậy lại có thể xảy ra.
Tại sao một phụ nữ lại bị hãm hiếp 2 lần bởi cùng một nhóm người?
“Có 2 vấn đề ở đây. Thứ nhất, Ấn Độ không có một cơ chế đủ hiệu quả để bảo vệ các nhân chứng bị nạn. Một chương trình bảo vệ nhân chứng là điều vô cùng cần thiết bởi các nạn nhân chọn chống lại đang bị thủ phạm đe dọa.
Một số người đã bị giết, một số phải chiến đấu cả đời. Chẳng có hệ thống nào hỗ trợ và bảo vệ cho các nạn nhân này. Đây là một trong những vấn đề lớn nhất.
Vấn đề thứ hai là chúng ta chưa có sổ sách có sẵn và công khai cho phép chúng ta theo dõi một kẻ phạm tội, ngay cả khi hắn được tại ngoại.
Chỉ vài tuần trở lại đây, tại Hyderabad, một người đàn ông bị kiện ít nhất 17 lần, được tại ngoại sau khi bị buộc tội. Ngay ngày hôm sau, hắn bị cáo buộc hãm hiếp và giết chết một bé gái 10 tuổi.
Những gì xảy ra tại Rohtak không mới. Vấn đề là chẳng có ai theo dõi những phạm nhân, những kẻ được chứng minh là có hành vi tình dục lệch lạc.
Theo quan điểm của tôi, tất cả những kẻ này không nên được tại ngoại. Một khi chúng bị kết tội, chúng có thể đưa vụ kiện lên tòa tối cao. Và một khi được kháng cái, chúng có thể được bảo lãnh một lần nữa".
Ngày nay, đã có những luật lệ nghiêm ngặt thích hợp - chúng ta có luật hình sự sửa đổi năm 2013 - nhưng với những luật này, vị trí của nạn nhân trở nên bấp bênh hơn.
Kẻ phạm tội biết rằng nếu nạn nhân ra làm chứng, hình phạt sẽ là tù chung thân hoặc tử hình. Vì thế nạn nhân có thể sẽ bị giết chết. Điều đó phải kết thúc. Những kẻ phạm tội phải bị giam trong tù cho tới khi sự trừng phạt của chúng được hoàn thành. Đây là loiaj hình sửa đổi trong luật mà chúng ta cần ngày nay bởi nếu không như vậy, chẳng có nạn nhân nào dám đứng lên nói ra sự thật.
Hệ thống đẳng cấp đóng vai trò như thế nào trong vụ việc?
Tại Ấn Độ, hệ thống giai cấp đóng vai trò rất lớn. Đẳng cấp trên là những người nắm giữ quyền lực. Họ là đẳng cấp cầm quyền, đưa ra quyết định. Họ là trung tâm quyền lực của đất nước. Các bạn là đẳng cấp thấp hơn, dễ bị tấn công hơn và thiệt thòi hơn.
Có lẽ chẳng có gì đáng ngạc nhiên nếu bạn nhìn vào tội phạm tình dục xảy ra với phụ nữ trên khắp đất nước bạn sẽ thấy tỷ lệ phụ nữ và trẻ em bị hãm hiếp phần lớn thuộc đẳng cấp thấp hơn. Họ chắc chắn dễ bị tấn công hơn bất cứ ai khác.
Giai cấp đóng một vai trò lớn trong việc đe dọa nạn nhân lẫn ngăn chặn hình thức bạo lực này. Cô gái cụ thể tại Haryana đã chọn cách bất chấp áp lực và kiên trì với vụ án của mình, đó có lẽ là lý do tại sao mà thảm kịch này xảy ra.
Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu người trong cộng đồng bảo vệ những người đàn ông đó một cách hiển nhiên, rõ ràng và chắc chắn là họ không bị kết tội. Người ở đẳng cấp trên có nhiều nguồn lực hơn, nhiều quyền lực và một mạng lưới mạnh hơn. Họ có khả năng thuê được những luật sư tốt nhất. Đó là một vấn đề của danh dự đẳng cấp.
Và đối với một phụ nữ hay một đứa trẻ, hình thức bạo lực tồi tệ nhất bạn có thể nghĩ được là tấn công tình dục và phạm tội tình dục.
Tình hình bạo lực tình dục tại Ấn Độ ngày nay
Thứ nhất, tội phạm tình dục không chỉ có ở Ấn Độ. Bạn có thể chọn Ấn Độ, nói rằng đó là nơi duy nhất gặp vấn đề này. Nhưng nó xảy ra ở khắp nơi.
Tuy nhiên, tại một đất nước như Ấn Độ, những vấn đề như thế này không được nêu bật. Vụ việc này (cô gái bị hãm hiếp 2 lần bởi cùng thủ phạm) được truyền thông quan tâm. Nhưng với 100.000 vụ thì có một vụ được nhấn mạnh. Và nó còn tiếp tục diễn ra như vậy cho tới khi chúng ta không khoan nhượng với bọn tội phạm tình dục ở mọi lứa tuổi, ở bất cứ khu vực nào của đất nước, với mọi đẳng cấp.
Tại Ấn Độ, chúng ta thức giấc mỗi ngày. Mỗi ngày, chuyện đó diễn ra ngay sau lưng chúng ta. Nhưng nó đang xảy ra với "họ" chứ không phải với "chúng ta". Những vụ việc chấn động làm mọi chuyện rõ ràng hơn nhưng chúng ta cần thừa nhận rằng những thống kê cho thấy cứ 22 phút lại có một phụ nữ hoặc một trẻ em bị hãm hiếp tại đất nước này. Và, chúng ta không những cần phá vỡ im lặng mà còn phải hành động.
Hành động nghĩa là bắt đầu từ những người đàn ông và những cậu bé.
Chúng ta tập trung quá nhiều vào các cô gái; các cô gái nên mạnh mẽ như thế này, các cô gái nên làm gì...
Hãy bắt đầu tập trung vào việc dạy dỗ con trai chúng ta như thế nào, những người đàn ông ở đất nước này, xã hội này đang hành xử thế nào. Đó là một trong những điều quan trọng nhất để bắt đầu".
Bảo Linh (CNN)