Tin mới

Tại sao nữ y tá gốc Việt nhiễm Ebola?

Thứ tư, 15/10/2014, 09:37 (GMT+7)

Nữ y tá gốc Việt Nini Phạm đeo mặt nạ, áo choàng, găng tay để chăm sóc một bệnh nhân nhiễm Ebola đang hấp hối ở Texas. Tuy nhiên, cô vẫn có xét nghiệm dương tính với dịch bệnh chết người Ebola.

 

 

Nữ y tá gốc Việt Nini Phạm đeo mặt nạ, áo choàng, găng tay để chăm sóc một bệnh nhân nhiễm Ebola đang hấp hối ở Texas. Tuy nhiên, cô vẫn có xét nghiệm dương tính với dịch bệnh chết người Ebola.

Nữ y tá gốc Việt Nina Phạm

Một ngày sau khi Trung tâm kiểm soát và Ngăn chặn dịch bệnh (CDC) thông báo cô được xét nghiệm kết quả dương tính với Ebola, các quan chức y tế vẫn không biết được chính xác tại sao cô lại bị nhiễm.

Bác sĩ Anthoni Fauci, giám đốc của Học viện về Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia cho biết: “Đã có sai sót gì đó, và chúng tôi cần phải tìm hiểu xem nguyên nhân và điều gì đã gây ra.”

Nina Phạm đã được thực hiện các biện pháp phòng ngừa cơ bản khi chăm sóc bệnh nhân bị nhiễm Ebola Thomas Eric Duncan tại bệnh viện Dallas. Hiện, cô là người đầu tiên nhiễm virus chết người tại Mỹ. Tuy nhiên, có vài chi tiết cho thấy, có điều gì đó bất ổn.

Trao đổi với các phóng viên vào hôm thứ 2 (13/10), bác sĩ Tom Frieden, giám đốc Trung tâm CDC cho biết, vẫn chưa biết tại sao nữ y tá lại bị nhiễm bệnh, chỉ có thể là một “lỗ hổng trong giao thức” điều trị cho bệnh nhân đã xảy ra.

Ông Frieden cho biết, chính quyền bang và các nhân viên y tế liên bang đang tái kiểm tra lại các giao thức, trong đó có việc cởi bỏ các thiết bị bảo hộ sau khi tiếp xúc với một bệnh nhân nhiễm Ebola và liệu việc phun thuốc diệt virus lên người các nhân viên y tế khi họ rời phòng cách ly có hiệu quả?

Vào hôm thứ 2 (13/10), ông cũng cho biết, y tá đang trong tình trạng “ổn định lâm sàng”. Cô đã được một người Mỹ thoát chết khỏi bệnh Ebola Kent Brantly truyền máu, theo phát ngôn viên của Samaritan's Purse. Brantly đang làm việc tại Samaritan's Purse thì bị nhiễm virus.

Nini Phạm, 26 tuổi, đã tốt nghiệp chương trình y tế của Đại học Texas Christian vào năm 2010, theo WFAA. Theo trang web của Hiệp hội y tá Liên hiệp Mỹ, cô đã có chứng chỉ y tá chăm sóc vào ngày 1/8, gần hai tháng trước khi bắt đầu làm việc cho Ducan.

Tom Ha, một người bạn của gia đình cô cho biết, Nini là một người “luôn đặt lợi ích của người khác lên trên bản thân mình”.

Anh cho biết, đó là triết lý sống của gia đình Nini, “họ luôn giúp đỡ người khác và họ tự hào vì điều đó.”

Việc gì đã xảy ra?

Vào buổi sáng thứ 2, một quan chức có liên quan trực tiếp tới việc chăm sóc của các y tá ở Texas cho báo CNN biết, các nhà phát hiện dịch bệnh CDC đã phỏng vấn Nini vài lần và có sự “mâu thuẫn” trong các loại thiết bị bảo vệ cá nhân trong quá trình cô sử dụng và tháo chúng ra.

Ông Frieden đã nói về các nguy cơ khiến cô có thể bị lây nhiễm. Có thể cô bị nhiễm khi tháo các dụng cụ bảo vệ ra – khi đó, một chút dịch cơ thể của người bị nhiễm bệnh đã tiếp xúc với cô theo một cách nào đó – hoặc cô có thể đã chạm vào dịch chứa virus khi Duncan được thẩm tách thận và đặt ống nội khí quản.

Đây là những cách thức để giúp anh Duncan thoát chết. “Cả hai quá trình này có thể làm lây lan bệnh dịch sang những vật thể xung quanh và đều được coi là những phương thức cực kỳ nguy hiểm.”

Áo choàng toàn thân là phương tiện bảo hộ an toàn nhất ở Tây Phi hiện nay. Nó không được làm từ nhựa thông thường mà còn có thể tránh lây nhiễm từ các dịch lỏng như máu...

Ông nói: “Khi bạn bị dính bẩn hay găng tay, mặt nạ hay bất kỳ thứ gì bị nhiễm bẩn, việc tháo bỏ đúng cách những thứ này mà không chạm vào người, vào quần áo hay vào da bạn, không khiến bạn gặp nguy hiểm chút nào là không hề dễ dàng.”

Ngoài ra, việc thực hiện các biện pháp bảo vệ thêm ngoài các giao thức được CDC khuyến cáo cũng có thể tăng nguy cơ lây nhiễm, ông Frieden nói. 

Người chăm sóc được yêu cầu đeo hai gang tay trong một số trường hợp, nhưng nếu đeo ba gang tay cũng sẽ vi phạm giao thức của CDC bởi vì điều đó sẽ làm tăng các bước tháo bỏ phương tiện bảo hộ và có thể khiến họ tiếp xúc với bệnh nhân lâu hơn cần thiết.

Các nhân viên chăm sóc khác đều đang được giám sát. CDC thừa nhận, trường hợp của y tá Nini Phạm khiến họ phải bối rối.

Ông Frieden nói: “Có thể trong vài ngày tới sẽ có thêm trường hợp nhiễm bệnh Ebola” bởi vì còn có những người khác đã chăm sóc bệnh nhân Duncan có thể gặp phải “lỗ hổng” như Nini. CDC vẫn đang lên danh sách những nhân viên liên quan đến trường hợp của Duncan từ ngày 28/9 đến ngày ông qua đời là ngày 8/10, theo một quan chức.

Vị này cho biết thêm, các nhân viên y tế đã được nhận dạng sẽ được kiểm tra hai lần một ngày về triệu chứng sốt của bệnh Ebola. Trước đó, họ cũng đã được cho tự kiểm tra bởi trước khi y tá Nini có xét nghiệm dương tính, họ không được liệt vào danh sách đối diện với nguy hiểm cao.

Theo Chi MK (CNN/Người đưa tin)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news