Tin mới

Tại sao Trung Quốc tạm ngừng xây đảo trên Biển Đông?

Thứ sáu, 19/06/2015, 05:00 (GMT+7)

Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lu Kang nói: “Theo kế hoạch, dự án cải tạo các công trình xây dựng của Trung Quốc trên một số hòn đảo đồn trú và các rặng đá của Quần đảo Trường Sa sẽ hoàn thành trong những ngày tới.

Trung Quốc tuyên bố việc xây dựng trái phép trên quần đảo Trường Sa sẽ hoàn thành “trong những ngày tới.”

Một bức ảnh vệ tinh cho thấy việc cải tạo đảo nhân tạo trái phép trên Rặng Mischief, thuộc quần đảo Trường Sa, Biển Đông.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lu Kang thông báo vào hôm thứ 3 (16/6) rằng Trung Quốc sắp kết thúc việc xây đảo trên Biển Đông. Ông nói: “Theo kế hoạch, dự án cải tạo các công trình xây dựng của Trung Quốc trên một số hòn đảo đồn trú và các rặng đá của Quần đảo Trường Sa sẽ hoàn thành trong những ngày tới.”

Tin tức đến sau khi Mỹ mới đây đã thu thập tất cả khiếu nại về vấn đề Biển Đông để chấm dứt các dự án xây dựng này. Đó là khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter phát biểu tại Hội nghị Shangri-La: “Nên ngừng lại ngay lập tức và vĩnh viễn việc cải tạo đảo bởi các bên.”

Khi đó, Trung Quốc khó mà chấp nhận. Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh phản ứng vô lý về bài phát biểu của ông Carter: “Việc xây dựng trên các đảo và rặng đá san hô của Quần đảo Trường Sa của Trung Quốc hòan toàn thuộc lãnh thổ Trung Quốc.

Điều này hợp lệ, có thể xảy ra và chính đáng, không ảnh hưởng hay nhắm mục tiêu vào bất cứ quốc gia nào.”

Trung Quốc ngày hôm qua (17/6) ngang nhiên công bố danh sách các công trình xây dựng trái phép tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Vậy tại sao Trung Quốc lại mới tuyên bố ngừng việc cải tạo?

Chính phủ Trung Quốc biết khá rõ rằng đây không phải là một sự phục tùng trước áp lực đến từ những phản đối từ các bên như các nước ASEAN, hay Mỹ.

Công trình xây dựng sẽ chấm dứt bởi vì nó sắp “hoàn thành” chứ không phải bởi Trung Quốc phản đối dự án này.

Thêm vào đó, tuyên bố ngừng việc cải tạo đảo của Trung Quốc rõ ràng là muốn giảm căng thẳng trên Biển Đông, khu vực trở nên vô cùng nóng bỏng bởi việc cải tạo đảo trái phép của Trung Quốc cũng như phản ứng đanh thép đang tăng lên từ Mỹ. Bắc Kinh đang khiến những nước hàng xóm tin rằng họ sẽ không xây dựng liên tục. Trung Quốc đang hy vọng đạt được các lợi ích của việc ngừng xây dựng ngoài những lợi ích từ những công trình xây dựng của họ.

Có nhiều lý do cho việc Trung Quốc hiện đang ngừng hoạt động trên Biển Đông, và Bắc Kinh có thể đang lên kế hoạch cho mọi việc. Bắt đầu từ lý do đơn giản nhất, mùa bão trên Biển Đông sẽ sớm tấn công vào bất cứ lúc nào, vì vậy, Bắc Kinh muốn việc xây dựng hòan thành sớm trong mùa hè để tránh những cơn bão khắc nghiệt nhất.

Ngoài ra, cũng có những yếu tố chính trị đóng vai trò trong động thái gây chú ý của Trung Quốc. Việc Philippines nộp đơn khiếu nại lên tòa án quốc tế về vấn đề Biển Đông sẽ làm nảy sinh những đấu khẩu vào tháng tới. Trong khi Trung Quốc cương quyết từ chối tham gia và phủ nhận việc tòa án quốc tế có quyền giải quyết trường hợp này, Bắc Kinh vẫn cần thận trọng tránh những hành động kích động trong khi những khiếu nại của Manila đang được tòa án xem xét.

Thêm vào đó,  các mối quan hệ Mỹ-Trung Quốc đang ngày càng bất ổn, phần lớn bởi vấn đề về Biển Đông. Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ có chuyến thăm Mỹ cấp nhà nước đầu tiên vào tháng Chín, và cả hai bên đều cần phải có những chuyển biến tích cực hơn, tốt hơn là trước Hội nghị Kinh tế và Chiến lược sẽ bắt đầu vào cuối tháng này ở Washington, D.C. Về dài hạn, Mỹ cũng sẽ hướng tới đợt bầu cử chính thức vào năm tới, và Trung Quốc có thể không muốn những hành động trên Biển Đông của họ lại biến thành đề tài tranh cãi của những ứng viên tổng thống. Một cách chính thức, Trung Quốc sẽ tỏ thái độ cứng rắn để không bị ảnh hưởng bởi những áp lực từ Mỹ, song những phát biểu quan ngại từ các quan chức Mỹ càng khiến Trung Quốc lập lờ với dự án cải tạo đất trên Biển Đông của họ.

Về vĩ mô, quyết định ngừng cải tạo đảo của Trung Quốc đơn giản là vì những lợi ích chính sách ngoại giao tốt nhất. Với những công trình hoàn thành, Trung Quốc bây giờ sẽ chuyển sang hủy bỏ việc kiểm soát các mối quan hệ với những quốc gia Đông Nam Á. Như ông Xue Li gần đây đã nói: “Trong việc thực hiện chính sách “một vành đai và một con đường” OBOR [One Belt, One Road], Trung Quốc không thể tránh được những rắc rối nảy sinh từ những tranh chấp, vì vậy, Bắc Kinh phải điều chỉnh những chính sách và chiến lược của họ trên Biển Đông.” Việc công bố ngừng cải tạo chỉ là một hòa giải tạm thời để sẵn sàng khởi động Chính sách OBOR của Trung Quốc.

Rõ ràng, sau khi việc xây dựng trái phép hoàn thành, Trung Quốc sẽ có chính xác điều họ muốn – những hòn đảo mới là nơi chứa những phương tiện tiên tiến nhằm củng cố khả năng hoạt động của họ ở Biển Đông. Dù họ sẽ điều đến các tàu quân sự hay ngư dân, sự hiện hiện của Trung Quốc không nghi ngờ gì sẽ tăng lên.

Giống như lần đưa giàn khoan trái phép vào Biển Đông, Bắc Kinh đang thực hiện một bước tinh vi, cố gắng cân bằng việc tiếp cận mạnh mẽ với những yêu sách của họ mà không hủy hoại các mối quan hệ. Có nghĩa là những động thái của Trung Quốc thường đi theo vòng tròn – từ khẳng định đến tái bảo vệ lại khẳng định đó – để cân bằng hai mục tiêu trên.

Một khi các mối quan hệ trong vùng đủ ổn định, Trung Quốc có thể quyết định nâng cấp các phương tiện - tiếp tục khởi động toàn bộ tiến trình.

Theo Chi MK/The Diplomat

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news