Tin mới

Tập Cận Bình củng cố quyền lực thành "nhà lãnh đạo nòng cốt"

Thứ sáu, 28/10/2016, 09:37 (GMT+7)

Tập Cận Bình đang trong quá trình tiếp quản quyền lực của mình, nhanh chóng nắm giữ những vị trí có khả năng kiểm soát cả đảng Cộng sản và quân đội Trung Quốc.

Tập Cận Bình đang trong quá trình tiếp quản quyền lực của mình, nhanh chóng nắm giữ những vị trí có khả năng kiểm soát cả đảng Cộng sản và quân đội Trung Quốc.

Mới đây, Diễn đàn Nhân dân-ấn phẩm của Nhân dân Nhật báo, mới đây đã làm một cuộc khảo sát trên 15.000 người. Kết quả của cuộc khảo sát này cho thấy, phần lớn người dân Trung Quốc luôn hy vọng ông Tập Cận Bình trở thành nhà “lãnh đạo nòng cốt”. “Lãnh đạo nòng cốt” là thuật ngữ chuyên để ám chỉ nhà lãnh đạo duy nhất, có quyền lực tối cao. Khuôn mẫu của “nhà lãnh đạo nòng cốt” chính là cố lãnh đạo Mao Trạch Đông.

Tập Cận Bình hiện đang nắm giữ 10 vị trí lãnh đạo quan trọng.

Một nhà bình luận của tạp chí Time (Mỹ) nhận định, sau khi lên nắm quyền vào năm 2012, Tập Cận Bình đã trở thành một trong những nhà lãnh đạo quyền lực nhất trong lịch sử Trung Quốc. Hiện nay, Tập Cận Bình đang nắm giữ 10 vị trí lãnh đạo, điều này giúp ông Tập dễ dàng kiểm soát đảng Cộng sản và quân đội Trung Quốc.

Kiểm soát quân đội

Chuyên gia nghiên cứu tại Viện Hoover, ông Alice Lyman Miller, chuyên gia nghiên cứu tại Viện Hoover nhận định, Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc PLa là một bộ phận quan trọng đối với nền chính trị của Trung Quốc và việc kiếm soát được PLA là một trong những yếu tố quan trọng đối với quyền lực của nhà lãnh đạo.

Ngay sau khi tiếp quản quyền lực từ người tiền nhiệm, ông Tập đã được bổ nhiệm làm Tổng bí thư và Chủ tịch Quân ủy Trung ương. Đây là chức vụ mà ông Hồ Cẩm Đào tốn 3 năm mới được bàn giao vị trí. Vì vậy có thể thấy, Tập Cận Bình được tiếp quản quyền lực một cách thuận lợi hơn nhiều so với những người tiền nhiệm.

Ảnh hưởng của ông đối với PLA cũng được thể hiện qua các chuyến thăm thường xuyên và được đưa tin rộng rãi trên các phương tiện truyền thông. Người tiền nhiệm trước đó là Hồ Cẩm Đào chỉ thỉnh thoảng đến thăm các đơn vị vũ trang và quân đội.

Hai cựu Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân (phải) và Hồ Cẩm Đào (trái).

Chỉ trong năm đầu tiên sau khi nắm quyền, ông Tập đã tới thăm 6 trên 7 quân khu cùng các căn cứ hải quân lớn.

Theo giới phân tích, các chuyến thăm này thể hiện sự thoải mái của ông trong việc tiếp xúc với các chỉ huy cấp cao của PLA, cũng như sự chấp thuận của những chỉ huy này đối với quyền lực và vị thế lãnh đạo của ông.

Quyền lực tối cao đối với quân đội là tiền đề để Tập Cận Bình thực hiện tham vọng cải tổ quân đội, với những thay đổi đáng kể, bao gồm kế hoạch cắt giảm 300.000 quân nhân. Các tướng lĩnh cấp cao và cơ quan ngôn luận của PLA đều kêu gọi các sĩ quan, binh sĩ ủng hộ kế hoạch này của ông Tập và thể hiện sự trung thành đối với ông.

Chế độ lãnh đạo tập thể

Trước đây, truyền thông Trung Quốc đề cập đến hoạt động của Ban Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc khóa 14 và 15 là "lãnh đạo tập thể với đồng chí Giang Trạch Dân là nòng cốt". Hoạt động này thể hiện quyền lực cao nhất của Tổng bí thư trong chế độ lãnh đạo tập thể của Bộ Chính trị.

Tuy nhiên, sau đó, Ban thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc khóa 16 và 17 lại thay đổi cách gọi trở thành chế độ “lãnh đạo tập thể với đồng chí Hồ Cẩm Đào là Tổng bí thư". Chế độ này đồng nghĩa với việc, ông Hồ Cẩm Đào chỉ là một trong những người đứng đầu thuộc Bộ chính trị.

Trong năm đầu tiên kể từ ngày nhậm chức của ông Tập, cách mô tả này không hề thay đổi. Tuy nhiên, hiện nay, khi kết quả khảo sát này được công bố, ông Tập đã trở thành “nhà lãnh đạo nòng cốt”. Đây là dấu hiệu cho thấy nỗ lực của Tập Cận Bình trong việc củng cố quyền lực để lấy lại vị thế như nguyên Chủ tịch Giang Trạch Dân. Theo bình luận viên Matt Wordsworth của ABC, từ năm ngoái, các quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc đã bắt đầu gọi ông Tập là "Lãnh đạo nòng cốt".

Đại biểu Thương Hải khẳng định, "Tập Cận Bình không chỉ là lãnh đạo Trung Quốc, ông còn là lãnh đạo của thế giới. Ông ấy đã đưa ra những quyết định còn quan trọng hơn Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình”.

Tuy nhiên, giới quan sát nhận định, trong thời gian tới, Tập Cận Bình sẽ phải cố gắng nhiều hơn nữa để củng cố quyền lực của mình và đạt được những thành tựu lớn như người tiền nhiệm.

Tờ Diplomat nhận định, Giang Trạch Dân để lại ấn tượng với việc đưa Trung Quốc gia nhập WTO, cải cách doanh nghiệp nhà nước và Chính sách với Đài Loan, còn Hồ Cẩm Đào ghi dấu với việc tăng thành công GDP Trung Quốc gấp 4 lần trong suốt thời gian đảm nhận chức vụ giai đoạn 2002-2012, tổ chức được Olympic 2008. Thế nhưng, tính đến thời điểm này, Tập cận Bình chưa tạo được thành tích nào đáng kể, ngoại trừ chiến dịch chống tham nhũng toàn diện và những điều tốt đẹp trong “Giấc mơ Trung Hoa”.

Tờ này cũng nhận định, quyền lực của ông Tập có được nhờ những cam kết về phát triển kinh tế một cách mạnh mẽ và bền vững cũng như lòng tự tôn và địa vị dân tộc. Tuy nhiên, tất cả những cam kết trong “Giấc mơ Trung Hoa” đến nay chưa có một sự thừa nhận rõ ràng.

Nghiêm Thu (chinapress)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news