Có một nhà phân tích chỉ ra rằng, sự thay đổi từ “qui tắc chính trị” phát triển thành “thể chế hóa và tiêu chuẩn hóa”, thế giới dường như đã nhận thấy nhà lãnh đạo hiện nay của Đảng Cộng sản Trung Quốc trên cơ bản đã chấm dứt được cơ cấu chính trị kiểu “cửu long trị thủy” lưu lại sau thời kì Hồ Cẩm Đào.
Truyền thông phân tích rằng, những thông tin bất thường này đã chứng minh thực trạng quyền lực cao nhất hiện nay của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Theo phân tích, do nhận thức được những bài học đúc rút từ một thập kỷ làm “bù nhìn” của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, sau khi lên nắm quyền điều hành Trung Quốc từ Đại hội Đảng lần thứ 18, Chủ tịch Tập Cận Bình một mặt tái cơ cấu các cơ quan quyết định nhỏ, mặt khác tái cơ cấu quyền lực thông qua công cuộc chống tham nhũng. Những hành động này có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Thoát khỏi chế độ "cửu long trị thủy”
Theo Tân Hoa xã, Ủy ban thường vụ Bộ chính trị trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tổ chức một buổi họp vào ngày 7/1 vừa qua. Nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc - ông Tập Cận Bình đã chủ trì hội nghị lần này, đồng thời nghe báo cáo công tác của Quốc hội, Quốc vụ viện, Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc, tòa án tối cao, viện kiểm sát, cũng như của ban thư kí trung ương.
Theo thông tin, hội nghị với hình thức này được tổ chức đầu tiên vào đầu năm 2015. Thế nhưng, khi đó ban thư kí trung ương không nằm trong danh sách phải báo cáo công tác. Cuộc họp lần này là lần đầu tiên được nghe báo cáo công tác của ban thư kí trung ương. Có nhà phân tích cho rằng, hội nghị với hình thức lần này có thể đã trở thành sắp xếp có tính qui luật. Ngoài ra, trong những báo cáo công tác này cũng ẩn chứa những thông tin đặc biệt.
Trong báo cáo của các quan chức cũng nhấn mạnh rõ ràng rằng, từ nay về sau cần thể chế hóa và tiêu chuẩn hóa của Chính sách “một nhà lãnh đạo thống nhất Trung ương Trung Quốc”. Tháng 1/2015, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã từng tổ chức một cuộc họp với hình thức tương tự, nhưng cuộc họp khi đó nhấn mạnh cần kiên trì tuân thủ “qui tắc chính trị”. Vì vậy, “qui tắc chính trị” cũng trở thành từ khóa quan trọng trong hội nghị trước đó.
Có một nhà phân tích chỉ ra rằng, sự thay đổi từ “qui tắc chính trị” phát triển thành “thể chế hóa và tiêu chuẩn hóa”, thế giới dường như đã nhận thấy nhà lãnh đạo hiện nay của Đảng Cộng sản Trung Quốc trên cơ bản đã chấm dứt được cơ cấu chính trị kiểu “cửu long trị thủy” lưu lại sau thời kì của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào.
(Giải thích: “Cửu long trị thủy” chỉ một việc chia cho chín người cùng làm nhưng kết quả không tốt, mệnh ai người ấy làm, không có tinh thần làm việc theo nhóm)
“Lãnh đạo cốt lõi”
Trước đó, truyền thông Hongkong đưa tin, cuộc hội ngộ “Tập-Mã” nổi tiếng đã được thông báo bí mật trong nội bộ các lãnh đạo cấp cao của Đảng. Khi đó, một nhà phân tích cho rằng, một sự kiện quan trọng như cuộc họp này, Chủ tịch Tập trực tiếp giao cho ông Lật Chiến Thư (cố vấn của Chủ tịch Tập) thông báo bằng văn bản. Việc này thể hiện sự tin tưởng hoàn toàn của Chủ tịch dành cho Lật Chiến Thư, đồng thời cũng thể hiện việc Tập Cận Bình đã thể hiện quyền uy của mình trong nội bộ Đảng cũng như ngoài Đảng.
Trước đó, trong một buổi diễn thuyết ngày 22/5/2015, giáo sư đại học Quốc phòng Trung Quốc- ông Mã Tuấn đã có phát biểu khiến mọi người kinh ngạc. Ông nói: “Hiện nay, sự xuất hiện của Tập Cận Bình vào thời điểm vô cùng thích hợp, ông ấy chính là lãnh đạo cốt lõi đời thứ ba”
Những hành động của thế giới sau khi Chủ tịch Tập nhậm chức đã chứng tỏ thế giới sẽ không có thái độ “mềm mỏng” như thời kì của Hồ Cẩm Đào nữa. Hiện nay, Trung Quốc đã hoàn toàn đón nhận “thời đại Tập Cận Bình”. Trong năm 2016, Chủ tịch Tập sẽ có thêm không gian để thúc đẩy công cuộc chống tham nhũng cũng như tăng cường phát triển kế hoạch cải cách tài chính kinh tế.
Nghiêm Thu (Duowei)