Tin mới

Tàu Anh chở nguyên liệu 50 quả bom hạt nhân từ Nhật qua Mỹ

Thứ ba, 22/03/2016, 10:44 (GMT+7)

Hai tàu chở hàng Anh đã tới Nhật Bản để vận chuyển 331 kg plutonium tới Mỹ. Số lượng này đủ để tạo nên 50 quả bom hạt nhân. Lô hàng này được chuyển đi giữa lúc quan ngại về kho dự trữ plutonium khổng lồ của Nhật Bản tăng lên.

Hai tàu chở hàng Anh đã tới Nhật Bản để vận chuyển 331 kg plutonium tới Mỹ. Số lượng này đủ để tạo nên 50 quả bom hạt nhân. Lô hàng này được chuyển đi giữa lúc quan ngại về kho dự trữ plutonium khổng lồ của Nhật Bản tăng lên.

Tàu Pacific Heron (trái) và Pacific Egret. Ảnh:vdw.co.za

Hãng AP dẫn các báo cáo của truyền thông địa phương đưa tin ngày 21/3, 2 tàu chở hàng là Pacific Egret và Pacific Heron đã tới làng ven biển Tokai ở đông bắc Nhật Bản. Đây là trụ sở của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Nhật Bản - cơ sở nghiên cứu hạt nhân chính của nước này.

Hai con tàu của Công ty TNHH Vận tải Hạt nhân Thái Bình Dương sẽ chuyển hàng tới sông Savannah, một cơ sở của chính phủ Mỹ ở Nam Carolina. Việc giao plutonium - được Nhật Bản sử dụng cho mục đích nghiên cứu - sẽ được thực hiện phù hợp với cam kết mà Nhật Bản đưa ra vào năm 2014.

Chính quyền Nhật Bản đã từ chối tiết lộ chi tiết do lo ngại an ninh.

Xem thêm: 

[mecloud]olStCIntOQ[/mecloud]

Nhật Bản đã tích lũy được 47 tấn plutonium - 11 tấn hiện đang ở Nhật Bản, 36 tấn đang chờ để được trả lại Nhật từ Anh và Pháp - đây là 2 nơi vật liệt hạt nhân được tái chế.

Kho dự trữ này đủ để tạo ra khoảng 6.000 quả bom nguyên tử, AP đưa tin. Tham vọng sử dụng plutonium được tái chế để làm nhiên liệu cho các nhà máy điện hạt nhân của cả Nhật Bản lẫn Trung Quốc đã trở thành những mối lo an ninh toàn cầu.

Lô hàng được chuyển đi trước hội nghị thượng đỉnh hạt nhân diễn ra ở Washington vào cuối tháng này nhằm đẩy mạnh nỗ lực không phổ biến vũ khí hạt nhân.

Nhật Bản bắt đầu xâ ydwngj nhà máy tái chế Rokkasho với sự giúp đỡ của công ty Areva của Pháp vào đầu những năm 1990 nhưng cơ sở này vẫn chưa đi vào hoạt động. Vào tháng 11/2015, việc mở cửa nhà máy đã bị hoãn cho tới năm 2018 để nâng cấp cho an toàn hơn và việc kiểm tra có thể được thực hiện.

Trước thảm họa hạt nhân Fukushima năm 2011, Nhật Bản dựa chủ yếu vào năng lượng hạt nhân nhưng chỉ 2 trong số 43 lò phản ứng của nước này hiện đang hoạt động.

Xem thêm:

[mecloud] iNJ5Gc6Tpk[/mecloud]

Bảo Linh (Russia Today)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news