(Tinmoi.vn) Li Mingjiang, phó giáo sư tại trường S. Rajaratnam của Học viện Quốc tế ở Singapore nói: “Trung Quốc chắc chắn phải phản hồi lại vụ việc. Và điều đó sẽ giúp Việt Nam được lòng công chúng ở trên trường quốc tế.” Thực tế, Trung Quốc không những thừa nhận hành động đánh chìm tàu cá Việt Nam vào ngày 26/5, mà còn trắng trợn đổ lỗi hoàn toàn cho phía Việt Nam.
Theo diễn biến mới nhất, tàu Trung Quốc đâm và làm đắm một tàu cá Việt Nam cách giàn khoan dầu đặt trái phép của Trung Quốc tại vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam 17 hải lý về phía tây nam, theo tin tức từ đài truyền hình VTV1.
Vụ việc tàu cá Việt Nam bị tàu Trung Quốc đánh chìm đã làm cho mối xích mích về kinh tế và ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc bị ảnh hưởng nặng nề.
Tuy nhiên, phản hồi về vụ việc trên, Bắc Kinh đã phản pháo rằng, tàu cá Việt Nam đã vi phạm vào vùng an ninh xung quanh khu vực giàn khoan.
Hãng thông tấn Trung Quốc Xinhua đưa tin, Trung Quốc trắng trợn vu cáo, gọi Việt Nam là bên “đi gây sự”, rằng tàu của Việt Nam “bị lật khi tiếp cận và đâm vào tàu cá của Trung Quốc.”
Ngoại trưởng Trung Quốc ở Bắc Kinh phát biểu, tàu Việt Nam đã đi vào khu vực bị giới hạn gần khu vực giàn khoan dầu ở quần đảo Hoàng Sa và đâm vào tàu Trung Quốc, sau đó, tàu Việt Nam đã bị chìm.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Qin Gang
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Qin Gang nói: “Lý do trực tiếp dẫn đến vụ việc này là Việt Nam liên tục lờ đi những tuyên bố, cảnh báo và những lời khuyên của Trung Quốc, tiếp tục gây rối hoạt động thông thường của tàu Trung Quốc và tiến hành những hoạt động nguy hiểm trên biển.”
Ngoan cố hơn, nhà thầu giàn khoan, COONC cho biết giàn khoan sẽ tiếp tục hoạt động.
Trung Quốc sau đó buộc tội Việt Nam ngầm phá hoại và tìm cách tiếp cận công trình giàn khoan, thiết bị khoan lấy dầu mà Nhật Bản gọi là “hành động đơn phương” của Trung Quốc đã châm ngòi cho một loạt căng thẳng rúng động biển Đông.
Trung Quốc đã thừa nhận rằng họ đã sử dụng vòi rồng để ngăn cản Việt Nam đến khu vực có giàn khoan dầu cao bằng khoảng một tòa nhà 40 tầng.
Giàn khoan này được đặt trong vùng biển ngoài khơi quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào ngày 1/5, một động thái cho thấy Trung Quốc đang tự ý cố gắng kiểm soát vùng biển mà không tham khảo ý kiến của bất cứ nước nào.
Động thái này đến sau các cuộc tuần hành phản đối những động thái gây bất ổn, vi phạm chủ quyền biển Việt Nam của Trung Quốc tại biển Đông vào đầu tháng này.
Li Mingjiang, phó giáo sư tại trường S. Rajaratnam của Học viện Quốc tế ở Singapore nói rằng những sự kiện này sẽ giúp Hà Nội được quốc tế ủng hộ khi Trung Quốc từ chối di rời giàn khoan.
“Trung Quốc chắc chắn phải phản hồi. Và điều đó sẽ giúp Việt Nam được lòng công chúng ở khu vực quốc tế.”
Kang Lin, một nhà nghiên cứu tại Học viên Quốc gia ở Trường nghiên cứu biển Đông nói rằng vụ tàu Trung Quốc đâm tàu Việt Nam có thể cho thấy các quốc gia ở Đông Nam Á sẽ đoàn kết với nhau chống lại Trung Quốc.
Ông nhấn mạnh rằng, Hà Nội sẽ tiếp tục theo đuổi và viện tới sự phân giải của Philippines trong vùng biển Bắc Kinh tuyên bố trái phép.
Ông nói: “Trung Quốc nên chuẩn bị cho việc này.”
Xu Liping, chuyên gia Học thuyết Trung Quốc về khoa học xã hội tại biển Đông nói: “Với tinh thần dân tộc đang tăng cao, hy vọng Hà Nội sẽ tiếp tục những hành động khiến Bắc Kinh run sợ.”
Người thân mang thi hài một ngư dân Dang Gium tại cảng Lý Sơn, Đà Nẵng. Ảnh: AFP
Vào ngày 26/5, tàu DNa90152 của ngư dân Đà Nẵng bị gần 40 tàu của Trung Quốc bao vây và bị đánh chìm vào lúc 17h chiều cùng ngày. Trong ngày 26/5 phía Trung Quốc đã duy trì 113 tàu, trong đó có tàu tên lửa tấn công nhanh, ngoài ra có cả tàu quét mìn hoạt động quanh khu vực giàn khoan. Các tàu Trung Quốc thường tổ chức nhóm từ 8-10 tàu áp sát tàu cá của Việt Nam nhằm vây ép, đâm va, phun nước. Những biểu hiện này của các tàu Trung Quốc không có dấu hiệu giảm khi tàu Việt Nam tiến hành áp sát giàn khoan 5-6 hải lý. |
Chi MK (Theo NY Times/SCMP)