Tin mới

Tây Ban Nha lệnh bắt giữ cựu Chủ tịch và Thủ tướng Trung Quốc

Thứ ba, 11/02/2014, 15:51 (GMT+7)

(Tinmoi.vn) Thẩm phán Tây Ban hôm thứ 2 (10/2) đã ban hành lệnh bắt giữ\nquốc tế cựu Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân và cựu Thủ tướng Trung Quốc Lý\nBằng vì cáo buộc diệt chủng người Tây Tạng, theo Tòa án quốc gia Tây Ban Nha ở\nMadrid cho biết.

(Tinmoi.vn) Thẩm phán Tây Ban hôm thứ 2 (10/2) đã ban hành lệnh bắt giữ quốc tế cựu Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân và cựu Thủ tướng Trung Quốc Lý Bằng vì cáo buộc diệt chủng người Tây Tạng, theo Tòa án quốc gia Tây Ban Nha ở Madrid cho biết.

Tây Ban Nha lệnh bắt giữ cựu Chủ tịch và Thủ tướng Trung Quốc


Cựu Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân (trái) và cựu thủ tướng Lý Bằng tại Bắc Kinh, Trung Quốc vào ngày 17/2/2013.

Ba quan chức cấp cao khác của Trung Quốc cùng nằm trong số những người chịu lệnh này. Tin tức là diễn biến mới nhất trong vụ kiện được thực hiện bởi những nhóm nhân quyền người Tây Tạng. Nhóm này đang tìm kiếm những cơ sở pháp lý chống lại một số quan chức Trung Quốc vì các tội ác chống lại loài người vào các thập niên 1980 và 1990.

Theo đơn bắt giữ của thẩm phán Ismael Moreno, những quan chức này bị cáo buộc “diệt chủng, tra tấn và các tội ác vi phạm nhân quyền” và yêu cầu cơ quan cảnh sát quốc tế Interpol bắt giữ những người này, theo bản sao của văn bản CNN nhận được.

Ông Moreno viết trong phán quyết: "Ông Giang là người đã giám sát những người trực tiếp phạm tội, ông phải chịu trách nhiệm cho các hành vi gây ra của cấp dưới với các hành động tra tấn và các vi phạm khác về quyền con người đối với người dân Tây Tạng.”

Chủ tịch của Ủy ban Ủng hộ Tây Tạng đóng tại Barcelona Alan Cantos nói: “Các cựu quan chức này chắc chắn sẽ không bị bắt giữ khi ở trong Trung Quốc, nhưng có thể bị bắt giữ nếu họ ra nước ngoài, “phụ thuộc vào đất nước họ sẽ ở và nguyên tắc văn hóa của nước đó.”

Ông Cantos tỏ ra đồng tình với quyết định của thẩm phán Tây Ban Nha. Ông nói: “Đó là công bằng, nó sẽ chiến thắng mọi xung đột. Nếu bạn làm theo công lý, những nạn nhân sẽ được đền bù.”

Trước đó, Quốc hội Tây Ban Nha cũng có nhiều ý kiến trái chiều về quyết định này, vì nó có thể hạn chế các nguyên tắc công lý phổ quát trong các tòa án Tây Ban Nha. Theo đó, nếu vi phạm nhân quyền không được giải quyết ở quốc gia nơi xảy ra sự việc, thì một nước riêng biệt, trong trường hợp này là Tây Ban Nha có quyền tìm kiếm các hành động pháp lý.

Các tòa án Tây Ban Nha đã từng áp dụng luật trừng phạt này cho một vài cựu lãnh đao quân sự của Mỹ La tinh nhưng một vài chính phủ nước ngoài đã phản đối vì cho rằng đó là hành động can thiệp vào đất nước họ.

Trong khi đó, đại sứ quán ở Trung Quốc liên tục không nghe máy, và phản hồi về những lệnh bắt giữ này.

C.K (Theo CNN)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news