Tin mới

Thảm kịch Chiến tranh Việt Nam qua triển lãm ảnh của AP

Thứ năm, 23/04/2015, 15:30 (GMT+7)

Từ bức ảnh nhà sư tự thiêu của Malcolm Browne cho tới bức ảnh bé gái 9 tuổi chạy ra từ vụ tấn công bom napan của Nick Ut, tất cả đều nói lên sự thật và những thảm kịch của cuộc Chiến tranh Việt Nam.

Từ bức ảnh nhà sư tự thiêu của Malcolm Browne cho tới bức ảnh bé gái 9 tuổi chạy ra từ vụ tấn công bom napan của Nick Ut, tất cả đều nói lên sự thật và những thảm kịch của cuộc Chiến tranh Việt Nam.

AP đã dành được 6 giải Pulitzer cho những tác phẩm đưa tin về chiến tranh, trong đó có 4 giải ảnh. Giờ đây, những bức ảnh này đang được triển lãm tại trụ sở của Guardian News & Media cho đến hết tháng 5/2015.

Thi thể những lính dù Mỹ nằm gần một sở chỉ huy trận đánh ở làng An Ninh ngày 18/8/1965. Các lính dù thuộc Lữ đoàn 1, Sư đoàn Không vận 101 bị các du kích nã đạn xối xả ngay sau khi đơn vị đầu tiên hạ cánh xuống đây. Đây là một trong những trận đánh đầu tiên giữa các đơn vị lớn của Mỹ với bộ đội Việt Nam. Ảnh Henri Huet/AP

Ánh nắng xuyên qua tán lá rừng rậm rạp bao quanh thị xã Bình Giã khói lửa, 40 dặm phía đông Sài Gòn, đầu tháng Giêng năm 1965. Quân lính miền nam Việt Nam cùng các cố vấn Mỹ chờ đợi vật vờ sau khi bị bộ đội Việt Nam phục kích. Ảnh: Horst Faas/AP

Phóng viên ảnh của tạp chí Life, Larry Burrows (trái) vật lộn giữa đồng cỏ voi trước sức gió từ cánh quạt trực thăng Mỹ khi ông giúp đưa 1 người lính bị thương thoát khỏi khu rừng rậm tại Mimot, Campuchia ngày 4/5/1970.  Việc sơ tán diễn ra khi Mỹ xâm nhập vào Campuchia. Burrows bị chết vào ngày 10/2/1971 cùng với phóng viên chụp bức ảnh này, Henri Huet và 2 phóng viên ảnh khác là Kent Potter của UPI và Keisaburo Shimamoto của Newsweek khi trực thăng của họ bị bắn rơi tại Lào. Ảnh: Henri Huet/AP

Lính cứu thương Sư đoàn Kỵ binh Đệ nhất Thomas Cole, từ Richmond, Virginia, nhìn lên với một mắt chưa bị băng trong khi đang tiếp tục chữa vết thương cho trung sĩ Harrison Pell trong cuộc đọ súng ở Cao nguyên miền Trung giữa Mỹ, phối hợp với Nam Việt và lực lượng giải phóng Việt Nam ngày 30/1/1966. (AP Photo/Henri Huet)

Một người lính của Sư đoàn Kỵ binh Đệ nhất ném chiếc nia sàng thóc vào đám cháy sau khi đơn vị này quét qua một ngôi làng gần Tam Kỳ, cách Sài Gòn 350 dặm về phía đông bắc ngày 27/10/1967. Một phụ nữ đã cố gắng để cứu lấy chiếc nia từ đám cháy nhưng quân đội Mỹ đã có ý định hủy tất cả những gì có giá trị đối với quân đội Việt Nam. Ảnh: Đang Van Phuoc/AP

Lính của Lữ đoàn 3, Sư đoàn 101 chuẩn bị cho một buổi biểu diễn nhạc rock khi vây quanh là những biểu tượng của chiến tranh: lô cốt, máy bay trực thăng, những bao cát, vào tháng 7/1970. Các binh sĩ này được huấn luyện tại căn cứ hỏa lực Kathryn, trên một ngọn đồi ở phía nam khu phi quân sự. Ảnh: Giancarlo/AP

Dưới làn mưa bom bão đạn, một bà mẹ Việt Nam đưa con tới nơi an toàn khi lính thủy đánh bộ Mỹ tràn vào làng Mỹ Sơn, Đà Nẵng để truy lùng quân giải phogs ngày 25/4/1965. Ảnh Eddie Adams/AP

Một lính dù Mỹ bị thương trong trận đồi Thịt Băm, nhăn mặt đau đớn khi chờ được đưa tới căn cứ y tế gần biên giới Lào ngày 19/5/1969. Ảnh: Hugh Van Es/AP

Bị dính một cơn mưa đột ngột, một phần của đơn vị khoảng 130 lính Việt Nam cộng hòa dùng thuyền 3 lá di chuyển về phía cửa sông để tham gia cuộc tấn công vào một đơn vị quân giải phóng Việt Nam lúc rạng sáng ngày 10/1/1966. Một số du kích đã bị giết hại hoặc bị thương trong trận đánh cách Cần Thơ 13 dặm về phía đông bắc này. Ảnh: Henri Huet/AP

Lính Mỹ của Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn 173 giữ vũ khí tự động trên mặt nước khi bang qua sông vào mùa mưa để săn lùng vị trí của bộ đội giải phóng trong khu rừng ở Bến Cát vào ngày 25/9/1965. Lính dù đã lùng sục khu vực trong 12 ngày mà không thấy bóng dáng đối phương. Ảnh: Henri Huet/AP

Trực thăng bay lượn, trút đạn xuống những hàng cây trong cuộc tấn công truy lùng bộ đội Việt Nam cách Tây Ninh 18 dặm về phía bắc, gần biên giới Campuchia vào tháng 3/1965. Ảnh: Horst Faas/AP

Lực lượng miền Nam Việt Nam theo sau những đứa trẻ sợ hãi, trong đó có em bé 9 tuổi Kim Phúc, ở giữa,  khi chúng chạy xuống đường quốc lộ 1 gần Trảng Bàng sau một cuộc không kích bằng bom napan vào một vị trí nghi ngờ bộ đội ẩn náu ngày 8/6/1972. Một chiếc máy bay miền Nam Việt Nam ném nhầm bom napan cháy vào binh lính Nam Việt Nam và thường dân. Cô bé đã cởi bỏ hết quần áo bị cháy khi bỏ chạy. Những đứa trẻ từ trái sang phải là :Phan Thanh Tâm, em trai của Phúc, người bị mất một con mắt, Phan Thanh Phước, em út của Phúc, Kim Phúc, Hồ Văn Bốn và Hồ Thị Ting, anh em họ với Phúc. Đằng sau những đứa trẻ là lính của sư đoàn 25 Nam Việt. Ảnh: Nick Ut/AP

Thượng tọa Thích Quảng Đức, tự thiêu trên một đường phố Sài gòn ngày 11 tháng 6 năm 1963, để phản đối việc đàn áp Phật tử bởi chính quyền Nam Việt Nam. Ảnh Malcolm Browne/AP

Một người phụ nữ than khóc trước thi thể chồng sau khi nhận ra anh và dùng nón che mặt anh lại. Thi thể chồng cô được tìm thấy cùng 47 thi thể khác trong một ngôi mộ tập thể gần Huế ngày 11/4/1969. Ảnh: Horst Faas/AP

Tướng miền Nam Việt Nam Nguyễn Ngọc Loan, tổng giám đốc cảnh sát quốc gia, bắn vào đầu sĩ quan quân giải phóng miền Nam Nguyễn Văn Lém, bí danh là Bảy Lốp, bằng súng ngắn ngay trên đường phố Sài Gòn, sớm ngày 1 tháng 2 năm 1968  Tết Phòng Vệ (Tết Mậu Thân). Ảnh: Eddie Adams/AP

Binh lính miền Nam Việt Nam kiệt sức, ngủ trên một tàu sân bay của Hải quân Mỹ, đưa họ trở về thủ phủ tỉnh Cà Mau vào tháng 8/1962. Ảnh: Horst Faas/AP

Bảo Linh (tin tức The Guardian)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news