Với những chiến thắng quan trọng của quân đội chính phủ Syria dưới sự hỗ trợ của quân đội Nga trong khi liên quân do Mỹ dẫn đầu không đạt được thành tựu nào nổi bật trong cuộc chiến tại Syria. Mỹ đã buộc phải đề nghị một thỏa thuận hợp tác với Nga trong vấn đề Syria.
Ngoại trưởng Nga và Mỹ trong một lần tiếp xúc. Ảnh: RT |
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đang nỗ lực nhằm gợi mở một sự hợp tác quân sự với Nga trong cuộc chiến chống lại nhà nước Hồi giáo ở Syria quân đội Syria dưới sự hỗ trợ của Nga đã giành được những chiến thắng lớn. Quân đội Syria cho biết họ đã cắt đứt tất cả các tuyến đường cung cấp hậu cần phía Đông của thành phố Aleppo - thành trì của phe đối lập lớn nhất ở Syria, chính phủ Tổng thống Bashar al-Assad đã yêu cầu người dân rời khỏi thành phố.
Động thái này, được một quan chức Mỹ giấu tên cho biết vào thứ năm, dường như là một nỗ lực thể hiên nhu cầu ưu tiên của của Mỹ lúc này là hợp tác cùng với Nga và Syria mở lại một con đường lớn vào các thành phố phía bắc đang bị chia cắt trước khi bắt đầu đàm phán về việc thành lập một trung tâm tình báo phối hợp giữa các bên trong những cuộc không kích chống lại nhà nước Hồi giáo IS.
Ngay sau đó, chi nhanh Al Qaeda tại Syria đã công bố vào thứ năm rằng tổ chức này đã chấm dứt các mối quan hệ với mạng lưới Al Qaeda toàn cầu được tạo ra bởi Osama bin Laden và hi vọng việc thay đổi tên này có thể loại bỏ những gì được gọi là một cái cớ của Hoa Kỳ và các nước khác để tấn công Syria.
Mặc dù một quan chức Mỹ gọi đó là "chỉ là một sự thay đổi cách gọi", điều đó sẽ làm cho Mỹ trở nên khó khăn hơn trong những yêu cầu Nga và Syria chỉ nhắm mục tiêu gồm Nusra và IS, chứ không phải bảo gồm cả những nhóm phiến quân được hỗ trợ bởi Washington và các đồng minh trong liên minh chống lại Nhà nước Hồi giáo.
"Bằng cách từ bỏ liên kết các mối quan hệ của nó với al Qaeda, các nhóm phiến quân ôn hòa sẽ trở nên khó khăn hơn trong các việc tìm ra các lí do để cô lập Nusra (vốn chi nhánh của Al Qaeda), điều này có thể làm cho Nusra trở nên mạnh hơn khi mà thành viên của các nhóm phiến quân khác có thể chuyển sang đầu quân cho Nusra vốn mạnh hơn các phiến quân còn lại rất nhiều ", quan chức này nói.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ John Kirby cho biết Washington đã thể hiện rõ ràng về mối quan tâm của mình đối với việc công bố các hành lang nhân đạo và quan điểm của Washington về tổ chức Nusra là không thay đổi bất chấp sự thay đổi tên của nhóm này.
"Chúng tôi cũng vẫn cam kết sẵn sàng cho một đề nghị hợp tác giữa Hoa Kỳ và Nga để thực thi tốt hơn công cuộc chấm dứt chiến sự tại Syria và cung cấp không gian cần thiết cho việc nối lại các cuộc đàm phán chính trị. Nếu thực sự có thiện chí và hành động bằng niềm tin nghiêm túc, chúng ta có thể đạt được một biện pháp thành công đã lẩn tránh chúng ta cho đến nay," Kirby nói với Reuters.
"Thực tế, chúng tôi đang nghiêm túc thực hiện những nỗ lực này. Nếu Nga đáp ứng các cam kết của mình, chúng ta sẽ thự hiện những cam kết của chúng ta. Đó sẽ là nhân tố chính quyết định sự thành công ở đây", ông nói thêm.
Những đề nghị đầy toan tính
Hai mục tiêu của Mỹ tại Syria là kết thúc bạo lực đã làm chết 400.000 người, theo ước tính của Liên Hợp Quốc, và tìm kiếm một tiến trình chính trị để thay thế Assad, người mà Tổng thống Barack Obama đã nói rằng "phải ra đi". Nhưng trong khi cả Washington và Moscow bày tỏ hy vọng họ có thể tìm thấy một cách để hợp tác trong việc tiêu diệt IS, thì đề nghị của Kerry cũng sẽ gặp khó khăn do khác biệt về các mục tiêu chính trị cũng như hiềm khích từ dư âm thời chiến tranh lạnh.
Một quan chức Mỹ cũng đặt ra câu hỏi tuyên bố Nga và Syria rằng mục tiêu của họ trong việc di tản thường dân ra khỏi Aleppo là để dọn đường cho hỗ trợ nhân đạo giúp đỡ thành phố đã từng bị bao vây, nơi 200,000-300,000 dân thường đang bị mắc kẹt mà không có đủ thức ăn.
"Tại sao bạn phải sơ tán một thành phố mà bạn muốn gửi viện trợ nhân đạo cho?". quan chức trên nói. "Thoạt nhìn, đó có vẻ như một nỗ lực đơn phương của Moscow và Assad nhằm đáp ứng những nhu cầu của ông Kerry về Aleppo, nhưng đó có thể cỉ là bước đệm cho các đề nghị lớn hơn. Nếu những đề nghị này không đưa chúng ta đến "chỗ chết", chúng chắc chắn cũng khiến ta "bị thương nặng".
Đại sứ Liên Hiệp Quốc tại Syria,ông Staffan de Mistura muốn một thỏa thuận càng sớm càng tốt để ông có thể khởi động lại các cuộc đàm phán hòa bình trong vòng một tháng và các hoạt động viện trợ có thể tiếp tục.
Quý Vũ (Reuters)