Ngày nay, các quốc gia châu Á như Trung Quôc, Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản,... có nhiều ngày nghỉ lễ trong một năm. Nhiều người bày tỏ sự tò mò không rõ thời phong kiến cổ đại xưa, các quan chức được nghỉ lễ bao nhiêu ngày. Mới đây, tờ Sohu.com đã giải đáp thắc mắc của cư dân mạng.
Ở Trung Quốc ngày nay, một năm có nhiều kỳ nghỉ lễ lớn trong năm như Tết Nguyên đán, Lễ Quốc khánh... Thời phong kiến xưa, hệ thống quan lại Trung Quốc cũng có nhiều ngày nghỉ không kém hiện tại. Quan lại thời xưa được coi như công chức thuộc biên chế nhà nước ngày nay. Do phải vào triều gặp hoàng đế hoặc đi thị sát dân chúng, các quan lại này đều sẽ có ngày ngày.
Tuy nhiên, không giống như thời hiện đại, ở thời cổ đại mỗi tuần các quan lại có hai ngày nghỉ. Hơn nữa, với sự thay đổi của các triều đại, ngày nghỉ và số ngày nghỉ lễ trong một năm cũng sẽ khác. Những câu hỏi như quan lại trong triều được nghỉ phép bao nhiêu ngày? Ở triều đại nào quan lại hầu như làm việc quanh năm? được nhiều người quan tâm.
Theo báo cáo của Sohu.com, hệ thống nghỉ phép chính thức được thiết lập từ thời nhà Hán. Trong "Hán Lại" quy định rằng, quan lại cứ năm ngày được nghỉ một lần để tắm gội. Quy định này xuất phát từ câu nói: Làm quan cứ mười ngày được nghỉ một lần để tắm gội, cho nên ngày được nghỉ gọi là hưu mộc nhật. Vào thời nhà Hán, hầu hết các quan lại đều sống ở một khu vực chung. Cứ năm ngày làm việc thì họ sẽ được nghỉ một ngày để tắm gội, hay còn gọi là "tẩy táo nhật".
Ngoài ra, nhà Hán cũng có chế độ nghỉ ngơi riêng, nghỉ ốm, nghỉ tang chế cho quan lại. Lẽ dĩ nhiên, ngoài những ngày lễ này, triều đình nhà Hán còn có những ngày nghỉ trọng đại mang tầm cỡ triều chính quốc sự như:
Thượng tỵ tiết (tỵ = chi thứ sáu trong thập nhị địa chi), tức lễ hội tắm gội rũ bỏ bệnh tật, trừ tà; về sau thêm các hoạt động đi chơi ngoài đồng (đạp thanh), ăn uống yến tiệc bên bờ sông). Hiện, ngày lễ này không còn phổ biến rộng rãi, chỉ diễn ra ở 1 số khu vực dân tộc thiểu số như khu tự trị Quảng Tây,...
Trọng dương tiết, hay còn gọi là Tết Trùng cửu, Tết người cao tuổi, Tết người già diễn ra vào ngày 9 tháng 9 theo Âm lịch hàng năm.
Lạp bát tiết: Lễ Lạp Bát (tết Bala) diễn ra vào ngày mùng 8 tháng 12 âm lịch hằng năm. Vào ngày này, người Trung Quốc sẽ ăn cháo có đủ 8 nguyên liệu chính, 8 nguyên liệu phụ để khớp với con số 8 "tức Lạp bát"với ngụ ý là may mắn. Nguyên liệu là các loại đỗ như đỗ đỏ, đỗ xanh, đỗ đũa , đỗ cô ve, đỗ Hà lan, đỗ ván và các loại đỗ khác. Các loại gạo như kê, gạo tẻ, kê nếp, gạo cẩm, gạo nếp, tiểu mạch, ngô, cao lương v,v. Từ trước đến nay người Bắc Kinh coi ngày Lạp bát là sự báo hiệu tết Xuân sắp về.
Từ thời nhà Đường, người dân ngày càng có nhiều ngày lễ hơn. Ví dụ như Tết Hàn thực có nghĩa là tết ăn đồ lạnh, diễn ra vào ngày mồng 3 tháng 3 Âm lịch.
Ngày Thất tịch, hay còn gọi là Tết Ngâu, hay ngày Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau. diễn ra vào ngày 7 tháng 7 âm lịch hàng năm
Tết Trung nguyên diễn ra vào ngày Rằm tháng 7 âm lịch. Đây cũng là ngày tổ chức Xá tội vong nhân và Đại lễ Vu Lan Báo Hiếu. Tết Trung Nguyên bắt nguồn từ ngày lễ Vu Lan Bồn.
Tết Trung thu theo Âm lịch là ngày Rằm tháng 8 hằng năm. Vào ngày lễ này, các gia đình thường ăn bánh nướng, bánh dẻo, uống trà hoặc rượu, trẻ em thì đeo mặt nạ, rước đèn lồng.
Sau này, còn mở rộng ra nhiều ngày Lễ Tết khác như Tết Nguyên đán, ngày Đông chí, Lễ Thanh minh...
Những ngày này đều được quy định nghỉ từ 7 ngày. Theo thống kê từ "Giả Ninh Lệnh", vào thời nhà Đường có tới 47 ngày nghỉ. Ngoài ra, sau Năm Khai Nguyên (Cuối năm 713, Đường Minh Hoàng đổi niên hiệu thành Khai Nguyên năm thứ nhất. Từ đó mở đầu thịnh trị Khai Nguyên, một thời đại huy hoàng về chính trị, văn hoá, quân sự... trong lịch sử nhà Đường), ngày sinh và ngày mất của các hoàng đế và hoàng hậu cũng trở thành ngày lễ, ban đầu là ngày 5 tháng 8 năm Khai Nguyên thứ 17. Ngày sinh của Hoàng đế Huyền Tông nhà Đường được gọi là "Thiên thu tiết". cả nước được nghỉ lễ ba ngày.
Tuy nhiên, về sau, ngày nghỉ lễ của các quan lại được đổi lại, ban đầu là cứ 5 ngày đi làm thì nghỉ 1 ngày. Về sau là 10 ngày nghỉ 1 lần, thông thường ngày nghỉ sẽ vào ngày 10,20,30 của tháng.
Nhà Tống là triều đại có nhiều ngày nghỉ lễ nhất trong lịch sử, một năm có 76 ngày lễ, ngoài 36 ngày nghỉ mười ngày, một năm có ít nhất 112 ngày nghỉ lễ, vượt quá một phần ba thời gian trong năm, điều này cũng tạo nên sự thịnh vượng về kinh tế và văn hóa của nhà Tống.
Tuy nhiên, sau thời nhà Tống, các ngày lễ ngày càng ít đi, đến thời nhà Nguyên, số ngày nghỉ lễ giảm mạnh, trong năm chỉ có 52 ngày lễ quốc gia cộng với kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.
Hoàng đế khai quốc nhà Minh - Chu Nguyên Chương là một người cuồng công việc nên ông không thích nghỉ lễ. Vào thời nhà Minh, trong năm chỉ có 18 ngày lễ chính, bao gồm Tết Nguyên đán có 5 ngày, Đông chí có 3 ngày, Tết Nguyên tiêu 10 ngày. Về sau, Chu Nguyên Chương có bổ sung thêm 3 ngày nghỉ lễ.
Vào thời nhà Thanh, ngày nghỉ lễ thậm chí còn ít hơn.