Thuyền trưởng chiếc tàu du lịch của Trung Quốc bị lật trong đêm thứ 2 (1/6) cho biết ông đã cố gắng lái con tàu “chạy theo chiều gió” trong cơn bão.
Người dân thắp nên để tưởng nhớ những nạn nhân của vụ lật tàu Trung Quốc, ngày 4/6. Ảnh: ChinaFotoPress |
Trongmột buổi phỏng vấn vào hôm thứ 6 (5/6)s, thuyền trưởng của chiếc tàu du lịch Trung Quốc bị lật trong khi chở hơn 450 người trên khoang cho biết, ông đã cố gắng tăng tốc và điều khiển con tàu đi theo hướng gió thì con tàu bất ngờ bị lật ngược.
Hãng thông tấn Trung Quốc dẫn lời kể lần đầu tiên của thuyền trưởng Zhang Shunwen về vụ tai nạn của tàu Ngôi sao phương Đông trước lúc nó bị chìm. Phát biểu của ông có thể đặt ra những dấu hỏi rằng liệu ông đã quyết định đúng khi lái con tàu đi vào vùng thời tiết khắc nghiệt trên Sông Yangtze trong đêm thứ 2 hay chưa, và sức gió vào thời điểm đó nguy hiểm đến mức nào.
Thuyền trưởng Zhang 52 tuổi, có 30 năm kinh nghiệm lái tàu trên sông Yangtze, là một trong số chỉ 14 người sống sót trong vụ thảm họa này cho đến nay. Cuối hôm thứ 5 (4/6), các quan chức tuyên bố không có cơ hội tìm thấy thêm người sống sót trên thân tàu.
Ông Zhang nói với hãng thông tấn rằng, vào đêm thứ 2, gió thổi từ phía nam sang bắc ở mức độ 3 hoặc 4 Beaufort tức là khoảng 8-18 mph. Khi đó, ông cố gắng điều khiển tàu Ngôi sao phương Đông theo hướng gió.
Ông nói: “Tôi muốn lái tàu theo hướng gió. Tôi muốn dùng tốc độ tàu để làm giảm áp lực của gió lên tàu, nhưngđột nhiên, gió trở nên mạnh hơn và tôi không thể kiểm soát được. Ngay cả khi tôi đã đánh lái được sang bên trái, tôi cũng không thể cản lại sức gió.”
Yang Zhongquan cho biết, ông chỉ điều khiển được một lát trước khi nó bị lật. Nước đột ngột tràn vào phòng kỹ thuật và đèn trên tàu bị tắt ngóm.
Các quan chức khí tượng học Trung Quốc nói cơn bão dữ dội với sức gió lên đến 12 độ hay hơn 73 mph là một phần nguyên nhân của vụ thảm họa này.
Trong khi đó, truyền thông Trung Quốc nhấn mạnh thời tiết – chứ không phải do sai sót cá nhân hay sự lơ đễnh – là nguyên nhân chính gây lật tàu.
Tuy nhiên, thuyền trưởng của các con tàu khác ở những vùng lân cận cho biết, họ đã quyết định neo tàu sau khi cơ quan hàng hải địa phương phát đi cảnh báo mưa nặng hạt. Và một vài nhà quan sát đã đặt câu hỏi rằng liệu có một cơn bão trong vùng đó không khi không một chiếc tàu nào khác bị thiệt hại và không công trình nào trên đất liền bị phá hủy.
Theo nhận định của tờ The New York Times (Mỹ), chính quyền đang cố tình bưng bít thông tin về vụ chìm tàu Ngôi Sao Phương Đông chở 458 người trên sông Dương Tử, ngăn chặn phóng viên và người thân hành khách tiếp cận khu vực hiện trường vụ chìm tàu.
Hôm thứ 6, hãng Global Times đã đăng một bài viết chỉ trích việc báo chí nước ngoài viết về thảm họa tàu Ngôi sao phương Đông, rằng các phóng viên nước ngoài “săm soi những nhược điểm của công tác cứu hộ” và “tổng kết những phàn nàn và thất vọng cùng với những mâu thuẫn và tranh cãi.”
Hãng tin tức này cũng viết sau khi xảy ra vụ tai nạn tàu Wenzhou vào năm 2011 làm 40 người chết và gần 200 người khác bị thương - gây làn bão chỉ trích trên mạng xã hội: “Xã hội Trung Quốc chín chắn hơn khi gặp một vụ thảm họa và tốc độ cung cấp thông tin của chính phủ Trung Quốc nhanh hơn, và phản ứng nhiều hơn. “ Rằng hầu hết người dân Trung Quốc hiểu sự khó khăn của công tác tìm kiếm và cứu hộ, cũng như ủng hộ tiến trình hiện tại.
Nhân viên cứu hộ đứng yên lặng để tưởng nhớ các nạn nhân được tìm thấy từ chiếc tàu bị lật trên sông Yangtze, Trung Quốc, ngày 3/6 |
Tổng thống Trung Quốc Tập Cận Bình đã yêu cầu “điều tra toàn bộ” vụ tai nạn là một trong những thảm họa hàng hải tồi tệ nhất trong những thập kỷ qua của Trung Quốc. Một phát ngôn viên của Bộ vận tải, Xu Chengguan cam kết họ “sẽ không bao giờ bỏ qua sai sót và không che giấu” bất cứ điều gì.
Vào sáng hôm thứ 6 (5/6), hai chiếc sà lan có cần cẩu lớn đã xoay tàu Ngôi sao phương Đông 180 độ trong nước, làm trơ ra sàn tàu trắng nhô lên mặt nước. Theo các nhà chức trách, số người chết đã tăng lên 82 người.
Theo Chi MK/La Times