Tin mới

Tiết lộ cuộc sống tại ngôi làng gần khu phi quân sự Triều Tiên

Thứ ba, 01/09/2015, 13:59 (GMT+7)

Ở rìa biên giới được quân sự hóa nặng nệ nhất của thế giới có 1 ngôi làng nhỏ bé, bị cô lập. Bạn khó có thể nghe thấy bất cứ âm thanh nào trên đường chính của làng.

Ở rìa biên giới được quân sự hóa nặng nệ nhất của thế giới có 1 ngôi làng nhỏ bé, bị cô lập. Bạn khó có thể nghe thấy bất cứ âm thanh nào trên đường chính của làng.

Nhưng vào buổi chiều, bạn có thể nghe được thứ âm thanh không thể nhầm lẫn của thung lũng này - bài hát thể hiện lòng yêu nước của quân đội Hàn Quốc và tiếng họ hát trên những ngọn đồi gần đó khi binh lính tập trận.

Có khoảng 210 người sống tại Jung Myeon, ngôi làng cách biên giới Triều Tiên khoảng 3,2 km và ở rất gần khu phi quân sự (DMZ). Một vài người trong làng biết chính xác khoảng cách nhưng họ không quan tâm lắm.

Kim Shin-je, một cư dân tại làng nói: "Cả ngày tôi nghe thấy tiếng nổ. Thậm chí khi xe tăng chạy tôi cũng không sợ. Tôi miễn dịch với thứ âm thanh ấy".

Kim và chồng bà, ông Park Chum-se đã "sống chung" với mối đe dọa từ nước láng giềng phương bắc suốt 40 năm nay. Họ kết hôn và nuôi 3 đứa con tại đây. Nhưng Bình Nhưỡng đã phá vỡ cuộc sống của họ vào ngày 20/8 khi Triều Tiên bắn quả đạn pháo chống máy bay 14,5mm qua DMZ, rơi xuống gần Jung Myeon vào giữa chiều.

CHDCND Triều Tiên nhắm tới một loa phóng thanh khổng lồ mà Hàn Quốc dựng lên gần ngôi làng nhằm đập tan những bài tuyên truyền về chủ nghĩa tư bản, dân chủ, những bài nhạc K-pop. Vài phút sau, Hàn Quốc đã đáp trả bằng cách bắn nhiều đạn pháo về phía Triều Tiên.

[mecloud]CAefO3NhaO[/mecloud]

Lệnh sơ tán

Lãnh đạo làng Jung Myeon, Park Yong-ho đã nghe về việc đạn pháo của Triều Tiên rơi gần làng và phản ứng của Hàn Quốc. "Chúng tôi nghe nói Hàn Quốc đã bắn trả đũa. Sau đó, lệnh sơ tán tới", ông nói.

Ông Park tới trung tâm phát thanh khẩn cấp của làng, thông báo: "Di tản ngay lập tức. Tới các lô cốt".

Bà Kim Shin-je biết chính xác phải làm gì bởi bà và những người khác tại làng Jung Myeon đã từng tập rượt di tản tước đó nhiều lần. "Nhưng đây là lần đầu tiên chúng tôi thực sự di tản", bà nói.

Bà và chồng đã đưa người mẹ già 95 tuổi của mình tới trụ sở của làng, nơi có 2 hầm ngầm.

Chính phủ Hàn Quốc đã xây dựng những hầm trú bom vào năm 2011, cam đoan các hầm này có thể chịu được các cuộc tấn công trực tiếp từ hỏa lực pháo binh của Triều Tiên. Căn phòng không cửa sổ có thể chứa được 100 người, kiểm soát được nhiệt đồ và thông gió nhờ vào một máy phát điện.

Khu vực lưu trữ trữ đủ nước và thức ăn trong vài ngày và có 2 nhà vệ sinh cho người ẩn nấp trong hầm. Bên trong hầm còn có ti vi để người di tản có thể xem được tin tức từ thế giới bên ngoài. Tóm lại, căn hầm này khá thoải mái nhưng tình thế sẽ nhanh chóng trở nên khó khăn nếu duy trì trong thời gian dài.

Mối đe dọa từ Triều Tiên

Ngồi trong hầm, mọi người theo dõi bản tin truyền hình, nghển cổ sang nước láng giềng.

Các bản tin rất đáng báo động. Ông Kim Jong-un tuyên bố quân đội Triều Tiên đã chuẩn bị cho "cuộc chiến tổng lực" với Hàn Quốc và quân đội Mỹ - Hàn, theo lệnh đã tăng gấp đôi lực lượng tại phía bắc DMZ, cách Jung Myeon có vài dặm.

Họ háo hức xem 2 miền Triều Tiên gặp nhau tại Bàn Môn Điếm - ngôi làng bỏ hoang tại DMZ. Tại đây, năm 1953, hiệp định đình chiến tạm ngưng chiến tranh Triều Tiên đã được ký kết.

Nhưng đây không phải là những cuộc đàm phán bình thường. Đã 8 năm kể từ khi 2 miền Triều Tiên gửi đặc phái viên cấp cao nhất tới tham gia đàm phán. Các cuộc đàm phán kéo dài nhiều ngày.

[mecloud]Zq4ml1q1oo[/mecloud]

"Trong 5 ngày, có một tình huống khẩn cấp", ông Park Chum-se phàn nàn.

"Cả gia đình tôi đã sơ tán đến nơi trú ẩn. Chúng tôi đã ở đó cả ngày". Ông Park nói rằng sức khỏe của mẹ mình đã yếu đi, mùa màng của nhà ông cũng đáng ngại.

Ông Park và vợ mình cũng như hầu hết cư dân tại Jung Myeon đều là nông dân. Họ sở hữu một mảnh ruộng nhỏ trên những ngọn đồi để trồng rau và trồng ớt. Cả làng chỉ có một khu chợ.

Người dân Hàn Quốc tại ngôi làng vô cùng mệt mỏi khi lãnh đạo Triều Tiên có thể đặt cuộc sống của họ vào tình trạng nguy hiểm.

Ngay sau khi lệnh di tản tại Jung Myeon được dỡ bỏ, cặp vợ chồng anh Park nhanh chóng trở lại ruộng để phun thuốc trừ sâu cho cây trồng.

Cuộc sống tịa Jung Myeon cũng nhanh chóng trở lại bình thường, lãnh đạo làng Park Yong-ho cho biết.

"Nếu có một cuộc đụng độ, nã pháo vào nhau giữa 2 miền nam bắc ở gần đây, tôi sẵn sàng chiến đấu với cương vị một người dân Hàn Quốc. Tôi không sợ, tôi sẽ không rời khỏi đây vì mối đe dọa nào hết", trưởng làng Park quyết tâm.

Nhưng dân làng thì không nghĩ nhiều, họ quan tâm tới sự sống còn của bản thân. Sau khi ngày bắn phá qua đi, họ không nghĩ nhiều về Triều Tiên mà nghĩ tới ngày hôm nay, ngày mai sẽ phải làm gì.

"Người Seoul hỏi tôi sao lại sống ở đây. Nếu Triều Tiên có tấn công thì họ sẽ nhắm tới Seoul chứ không phải nơi này. Nếu Triều Tiên thực sự tấn công nơi này thì có lẽ tất cả chúng tôi sẽ chết".

Bảo Linh (theo CNN) 

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news