Mới đây, anh Nguyễn Việt Hà - Cơ phó của hãng hàng không Vietnam Airlines đã chia sẻ với Trí thức trẻ về câu chuyện làm nghề của mình. Trước khi bay 6 tiếng thì các phi công phải tránh ăn các loại thức ăn dễ lên men, đồ để lâu, các sản phẩm từ trứng, sữa, thịt đóng hộp để đảm bảo quy định của bản thân, tránh gây ngộ độc, gây khó chịu.
Đặc biệt hơn là cơ trưởng và cơ phó không được phép ăn cùng 1 loại thức ăn trước khi cất cánh để tránh trường hợp thức ăn có vấn đề thì cả hai người sẽ cùng có vấn đề về sức khỏe, giảm thiểu nguy cơ xuống mức thấp nhất. Cả hai phi công sẽ không được phục vụ suất ăn cùng thời điểm để đảm bảo cho chuyến bay luôn an toàn.
Các phi công trên máy bay sẽ được cung cấp thức ăn ngang với hạng nhất hoặc thương gia, được đảm bảo từ calo đến mùi vị. Họ có thể ăn thức ăn của hãng hoặc mang đồ ăn của mình đi nhưng phải đảm bảo đủ dinh dưỡng theo quy định. Tuy nhiên, theo anh Hà, đồ ăn tự chuẩn bị chỉ có thể chiếm khoảng 30% vì chuyến bay ban đêm có thể kịp nấu ăn, còn chuyến bay ban ngày thì không kịp vì phi công cần nghỉ ngơi, hồi sức.
Về vấn đề nghỉ trưa cũng có luật cụ thể khi cơ trưởng và cơ phó phải chia ca để ngủ, không được ngủ sâu mà chỉ được ngả lưng cho đỡ mệt và vẫn phải để ý người bên cạnh. Giờ giấc ngủ linh động này khiến đôi khi phi công sẽ bị các bệnh về dạ dày, tiêu hoá, bệnh khớp, đau lưng, cột sống...
Những người làm nghề phi công còn có văn hóa nói rất đặc biệt. Khi trong buồn lái, điều khiển máy bay thì cơ trưởng và cơ phó sẽ buộc phải trao đổi với nhau để kết nối, giao tiếp. Quy trình "phát ngôn tiêu chuẩn" này là để đảm bảo an toàn, tạo chất xúc tác khiến mọi người giao tiếp với nhau, giảm áp lực công việc. Trong thời gian rảnh tay trên máy bay, phi công có thể đọc sách để phát triển trên không, thường được gọi là "giờ nghỉ trên không" không có mạng.
Ảnh: Tổng hợp