Tin mới

Tình hình biển Đông: Thiếu hụt sự lãnh đạo

Thứ sáu, 30/05/2014, 10:57 (GMT+7)

(Tinmoi.vn) Những\nbùng phát ở biển Đông gần đây không nhất thiết phải trở nên xấu thêm thành những\ncuộc đụng độ, nhưng vẫn cần có sự lãnh đạo và thỏa thuận của tất cả các bên\nliên quan, mà dường như rất khó thực hiện ở thời điểm này.

 

 

(Tinmoi.vn) Những bùng phát ở biển Đông gần đây không nhất thiết phải trở nên xấu thêm thành những cuộc đụng độ, nhưng vẫn cần có sự lãnh đạo và thỏa thuận của tất cả các bên liên quan, mà dường như rất khó thực hiện ở thời điểm này.

Dưới đây là ý kiến cá nhân được trích lại của BTV-nhà bình luận Clyde Russell của báo Reuters.

Tình hình biển Đông: Thiếu hụt sự lãnh đạo

Trung Quốc đặt giàn khoan dầu trái phép vào vùng biển Việt Nam

Philippines đang thử vận may của mình bằng cách tìm kiếm sự phân xử dựa theo Công ước Luật Biển của Liên hợp quốc (UNCLOS) năm 1982, tìm kiếm sự công nhận họ có quyền khai thác các nguồn lợi trong vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý.

Hiệp định này cho phép các quốc gia có quyền kiểm soát vùng hải lý rộng 12 dặm được khai thác các nguồn tài nguyên trong vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý này.

Vấn đề ở biển Đông hiện nay là một số nước đang tìm kiếm quyền về các đảo nhỏ và các rặng đá, gây nên rất nhiều tuyên bố chồng lấn lên nhau.

Thậm chí, nếu Manila thành công với UNCLOS, giá trị của bất cứ điều khoản nào được cho sẽ không bao gồm giá trị thực thi.

Tác giả cho rằng, giải pháp tốt nhất cho những bên liên quan là cùng ngồi xuống và tìm ra một phương án có lợi cho tất cả mọi người.

Điều này sẽ mang đến một sự hợp tác vượt ra phạm vi một quốc gia trong đó mỗi bên đều có lợi, tức là có thể được cấp độc quyền để khai thác các nguồn tài nguyên với những sản lượng và lợi nhuận được chia ra.

Hay một cơ quan đa quốc gia có thể được thành lập để phối hợp phát triển và đưa ra một sự đồng thuận của đa bên trong tiến trình giải quyết tranh chấp.

Nhưng những kiểu biện pháp này đòi hỏi một sự thừa nhận rằng không ai sẽ là người chiến thắng.

Nếu nhìn vào những tranh chấp kéo dài từ khi kết thúc chiến tranh Thế giới thứ II, ta có thể thấy một kiểu tranh chấp rõ ràng khác mở ra.

Khi một bên tin rằng họ sẽ chiến thắng hoàn toàn, xung đột vẫn sẽ tiếp tục diễn ra. Trường hợp xung đột giữa Israel-Palestine và cuộc cuộc chiến tranh dân sự dai dẳng kéo dài 50 năm của Colombia là một ví dụ.

Tuy nhiên, giải pháp cho cuộc xung đột kéo dài hàng thập kỷ ở Bắc Ai len và Nam Mỹ cũng là một ví dụ cho thấy các nhà lãnh đạo của các bên đều đi đến kết luận rằng một thỏa thuận đa bên sẽ có kết quả tốt đẹp hơn.

Những bài học nhãn tiền từ những cuộc xung đột này cho thấy, sự việc thường bị đẩy xuống một mức thực sự xấu hơn trước khi có một sự lãnh đạo thực sự xảy ra.

Đây là mối nguy hiểm thực sự cho biển Đông và kho tàng dầu và khí đốt mênh mông của nó.

Trong cố gắng đạt được chiến thắng, các nước liên quan sẽ đi đến hồi kết mà không đạt được gì ngoài một cuộc xung đột kéo dài và vô cùng tốn kém.

Về những diễn biến gần đây tại biển Đông, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe bày tỏ lo ngại về hành động “đơn phương” đem giàn khoan vào vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam, vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền của VN và luật pháp pháp quốc tế… của Trung Quốc.

Có thể trích ra một câu nói nổi tiếng của tướng Sun Tzu của Trung Quốc: “Không bao giờ một nước nào có lợi ích từ một cuộc chiến kéo dài.”

Quan điểm này đúng với phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: “Việt Nam trước sau như một nhất quán chủ trương giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; bảo vệ lợi ích chính đáng của mình đồng thời vì lợi ích chung, phù hợp với luật pháp quốc tế,…”

Đại tướng Phùng Quang Thanh cũng nói: “Trung Quốc cho rằng, giàn khoan Hải Dương 981 được hạ đặt trong lãnh hải Trung Quốc và cho là Việt Nam cản phá. Nhưng tôi cũng nói ngay đó là vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam chiểu theo UNCLOS 1982, đề nghị các bạn Trung Quốc không nên đơn phương hành động mà phải bàn bạc, giải quyết với Việt Nam. Hai nước đang có một cơ chế quan trọng là cơ chế đàm phán giải quyết các vấn đề hợp tác trên biển. Tôi cũng đề nghị các bạn Trung Quốc sớm rút giàn khoan ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, đưa vùng biển này trở lại bình thường để ngư dân làm ăn ổn định.”

Chi MK (Theo Reuters)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news