Việc Mỹ thúc đẩy Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương phải chăng nhằm kiềm chế sự thống trị về kinh tế và an ninh của Trung Quốc tại khu vực này?
Nếu bạn đã đọc qua các bài báo và lướt mạng xã hội trong thời gian gần đây, bạn sẽ nghĩ vậy. Tờ New York Times không dùng từ ngăn chặn nhưng lại lập luận rằng thỏa thuận này là một "chiến thắng của Mỹ trong cuộc đua với Trung Quốc".
Có một chiều hướng chiến lược để Mỹ thúc đẩy hiệp định TPP - Đối tác xuyên Thái Bình Dương nhưng không phải là để kiềm chế Trung Quốc. Thay vào đó, TPP là một phần trong chiến lược tái cân bằng rộng hơn của chính quyền Obama nhằm hiện đại hóa và củng cố trật tự quốc tế tự do tại châu Á - Thái Bình Dương.
Vệ mặt chính trị, điều này là biện pháp giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình, đảm bảo tự do hàng hải và tự do truy cập thông tin.
Về mặt kinh tế, bên cạnh những điều khác, việc hiện đại hóa các quy tắc thương mại để phản ánh những tiến bộ công nghệ đã làm tăng giá trị thông tin liên quan đến các nguồn lực trong thương mại toàn cầu. Những thay đổi này đòi hỏi các cuộc đàm phán để vươn xa về thuế quan và giải quyết những nguyên tắc sau biên giới có ảnh hưởng tới thương mại.
Tổng thống Mỹ Barack Obama hy vọng TPP sẽ tạo ra một hàng rào hợp lý để các bên hoạt động trong đó. Ảnh: AP |
Hiện tại, Trung Quốc không tham gia TPP nhưng các quan chức Mỹ đã nhiều lần nói rằng họ muốn cuối cùng Bắc Kinh sẽ gia nhập. Bản thân Tổng thống Mỹ đã tự mình đưa ra quan điểm này hồi cuối tháng 12 năm ngoái:
"Có một số ý kiến cho rằng bằng TPP, chúng tôi đang cố kiềm chế hoặc gây bất lợi cho Trung Quốc. Chúng tôi thực sự không làm vậy. Những gì chúng tôi đang cố làm đó là đảm bảo rằng: thay vì có một cuộc đua ở đáy khu vực, sẽ có một rào chắn hợp lý để chúng ta có thể hoạt động trong đó. Và chúng tôi hy vọng Trung Quốc cuối cùng sẽ tham gia với chúng tôi, không nhất thiết phải là thành viên chính thức của TPP nhưng sẽ áp dụng một số thủ tục tốt nhất để đảm bảo sự công bằng trong các hoạt động".
Điều đó cho thấy, các nhà đàm phán phải thực tế, nhận ra rằng rất khó khăn để Trung Quốc ký vào các tiêu chuẩn khi bắt đầu. Sau đó, để tạo ra quan hệ đối tác hiện nay với các chính phủ, Mỹ phải chứng minh được giá trị của thỏa thuận và lôi kéo các nước khác, trong đó có cả Trung Quốc để ký kết hoặc thông qua một số tiêu chuẩn mà họ đặt ra cho riêng mình.
Hy vọng như vậy là không hợp lý.
Đã có những dự đoán dai dẳng rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc có thể dùng việc gia nhập TPP để tạo áp lực bên ngoài nhằm đạt được cải cách kinh tế vốn bị những lợi ích chính trị trong nước ngăn cản từ trước tới giờ.
Cựu Thủ tướng Trung Quốc Chu Dung Cơ đã làm điều tương tự với việc gia nhập WTO vào cuối những năm 1990 (trong trường hợp đó, Trung Quốc đã có thể thương lượng về những điều khoản hơi khác trong việc thừa nhận kích thước nền kinh tế của mình và mất bao lâu để áp dụng các tiêu chuẩn mới). Sự gia nhập của Trung Quốc sẽ nâng cao tiêu chuẩn về lao động và môi trường tại nước này và sẽ là kết quả tốt nhất cho tất cả các bên liên quan, bao gồm cả Mỹ.
Vậy thì tại sao những tổ chức như New York Times, Liên đoàn cac hiệp hội thương mại Mỹ, Liên đoàn lao động và Đại hôi các tổ chức kỹ nghệ Mỹ (AFL-CIO) lại tin rằng đây là sự ngăn chặn? Chính quyền Tổng thống Obama là một phần nguyên nhân. Từ đầu năm nay, Chính quyền tăng cường dùng nỗi sợ về trật tự an ninh và kinh tế do Trung Quốc thống trị như một lá chắn để thu hút sự chú ý của những người quan tâm đến chính trị trong nước, đặc biệt là Quốc hội.
Trong bài phát biểu của mình trước Quốc hội hồi tháng giêng, ông Obama nói:
"Trung Quốc muốn viết quy tắc cho khu vực phát triển nhanh nhất thế giới. Điều đó sẽ đẩy các công nhân và doanh nghiệp của chúng ta vào thế bất lợi. Tại sao chúng ta lại để nó xảy ra? Chúng ta nên là người viết những quy tắc đó. Chúng ta lên tạo ra một sân chơi bình đẳng".
Đây không phải là sự ngăn chặn hoàn toàn nhưng lại đề xuất một cuộc đua – cuộc đua giữa Mỹ và Trung Quốc.
Bảo Linh (theo National Interest)