Hôm thứ 2 (25/5), phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói, việc áp sát trinh thám của máy bay Mỹ có thể là một tính toán sai lầm và gây nên những xô xát xấu trên biển và trên vùng không phận ở Biển Đông.
Bà Hoa Xuân Oánh, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Ảnh: CNS |
Trung Quốc đã gửi công hàm khiếu nại Mỹ về việc máy bay của Washington bay qua khu vực Trung Quốc xây đảo trái phép trên Biển Đông. Trong cuộc họp báo ngày 25/5 tại Bắc Kinh. Bà Hoa mô tả hành động của Mỹ là “khiêu khích”.
Bà Hoa nói: "Chúng tôi kêu gọi phía Mỹ sửa sai, duy trì tính hợp lý và dừng toàn bộ lời nói cũng như việc làm vô trách nhiệm.
Tự do hàng hải và hàng không không có nghĩa là tàu chiến và phi cơ quân sự nước ngoài có thể bỏ qua quyền lợi chính đáng của quốc gia khác hay an toàn di chuyển.”
Trước đó, vào ngày 20/5, chiến đấu cơ do thám của Mỹ P-8A đã bay phía trên các hòn đảo mà Trung Quốc đang cải tạo bất hợp pháp ở Biển Đông và đã bị đài truyền thông Trung Quốc cảnh báo di rời.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói rằng hành động của Mỹ đe dọa tới an ninh đồng thời lớn tiếng yêu cầu Mỹ “không có bất kỳ hành động gây hấn nào nữa.
Mặc điều này được coi như là mối de dọa quân sự với Bắc Kinh, Trợ lý Ngoại trưởng Daniel Russel Chuyên trách Đông Á và Thái Bình Dương tuyên bố trong một cuộc họp báo ngắn vào hôm thứ 5 (21/5) rằng, các chuyến bay do thám “hoàn toàn phù hợp” và Mỹ sẽ “tiếp tục thực hiện đầy đủ” quyền lợi để hoạt động trong vùng không phận và hải phận quốc tế.
Phát ngôn viên Lầu Năm Góc Colonel Steve Warren không chỉ tuyên bố Mỹ sẽ tiếp tục những chuyến bay do thám thường xuyên, mà tới đây còn có thể đi qua giới hạn chủ quyền 12 hải lý quanh các đảo và rặng đá mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.
Zhu Feng, giám đốc Trung tâm Hợp tác Đổi mới của Đại học Nanjing cho biết Mỹ cho thấy đang tiếp tục gia tăng các hoạt động ở khu vực này nhằm gây áp lực lên Trung Quốc.
Mặc khẳng định cứng rắn của Trung Quốc, Tổng thống Philippines Benigno Aquino cũng nói máy bay của Philippines sẽ tiếp tục bay quanh vùng tranh chấp ở Biển Đông.
Manila đã thắt chặt quan hệ đồng minh với Mỹ từ năm 2011 và đang tìm kiếm hợp tác chặt chẽ và tìm sự ủng hộ của nước này trong vấn đề Biển Đông.
Theo Chi MK/Tổng hợp, Global Times