Tin mới

Trăng xanh hiếm hoi sẽ xuất hiện

Thứ sáu, 31/07/2015, 15:33 (GMT+7)

Tối nay, phần lớn thế giới sẽ có cơ hội được nhìn thấy Trăng xanh. Hiện tượng hiếm xảy ra, tuy nhiên, nó không có tác động gì đến màu sắc của mặt trăng cả.

Tối nay, phần lớn thế giới sẽ có cơ hội được nhìn thấy Trăng xanh. Hiện tượng hiếm xảy ra, tuy nhiên, nó không có tác động gì đến màu sắc của mặt trăng cả.

Hiện tượng Trăng xanh hiếm hoi sẽ xuất hiện vào tối 31/7

Trong hầu hết các năm, Trái đất có 12 lần trăng tròn, mỗi lần một tháng. Nhưng có vài năm, chẳng hạn như 2015, chúng ta có 13 lần trăng tròn và 1 trong số những mặt trăng "phụ" ấy được gọi là Trăng xanh.

Tháng âm lịch hay còn gọi là tháng giao hội (từ lần trăng tròn này đến lần trăng tròn tiếp theo) trung bình có 29,530589 ngày, ngắn hơn so với tháng dương lịch trong năm, ngoại trừ tháng hai. Cứ mỗi nửa ngày được cộng dồn trong các năm sẽ tạo ra một năm có 13 lần trăng tròn chứ không phải 12.

Để hiểu rõ hơn về điều này, hãy nhìn vào danh sách những ngày trăng tròn trong năm 2015: 5/1, 3/2, 5/3, 4/4, 4/5, 2/6, 2/7, 31/7, 29/8, 28/9, 27/10, 25/11, 25/12. Vào năm 2016, lần trăng tròn đầu tiên rơi vào ngày 23/2 và mỗi tháng âm lịch chỉ có duy nhất 1 trăng tròn.

Thuật ngữ "Trăng xanh" có lịch sử lâu dài, được dùng để mô tả những sự kiện hiếm nhưng nó được dùng trong Niên giám Nông lịch (Maine Farmers' Almanac) để mô tả lần trăng tròn thứ 3 trong một mùa có 4 lần trăng tròn (thông thường, một mùa có 3 tháng thì sẽ chỉ có 3 lần trăng tròn).

Năm 1946, tạp chí Sky & Telescope đã đăng tải một bài viết đưa ra cách hiểu sai về định nghĩa cũ. Theo đó, bài báo xác định Trăng xanh là lần trăng tròn thứ 2 trong một tháng dương lịch. Điều này gần đây được chấp nhận rộng rãi và được xem là định nghĩa Trăng xanh. Do đó, trăng tròn vào ngày 31/7 được gọi là Trăng xanh bởi nó là lần trăng tròn thứ hai, theo sau trăng tròn hôm 2/7. Theo định nghĩa này, cứ khoảng 2,7 năm sẽ có một Trăng xanh xảy ra.

Trăng tròn xuất hiện kéo dài trong ít nhất 1 đêm nhưng nói theo kỹ thuật thì nó chỉ là một sự kiện tức thời: xảy ra khi mặt trời, Trái đất và mặt trăng gần như tạo thành một đường thẳng. Nó diễn ra trong cùng một khoảnh khắc ở khắp nơi trên thế giới, cho dù là mặt trăng ở trên hay ở dưới đường chân trời.

Trăng tròn vào ngày 31/7 xảy ra chính xác lúc 6h43 theo giờ EDT (10h43 giờ GMT).

Vì vậy, khi bạn nhìn vào một Trăng xanh trong ngày hôm nay, đừng hy vọng sẽ nhìn thấy màu sắc khác biệt (mặc dù có thể có lúc mặt trăng có màu xanh nhạt). Chỉ cần biết cái gọi là "Trăng xanh" là một sản phẩm phụ do sự tương phản giữa tháng dương lịch và tháng âm lịch.

Bảo Linh (theo cbsnews)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news