Tin mới

Triều Tiên có tỉ lệ người tự sát cao nhất thế giới

Thứ sáu, 05/09/2014, 14:50 (GMT+7)

Hàn Quốc không còn được coi là một trong những nước có số người tự sát lớn nhất thế giới bởi theo báo cáo mới công bố của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Triều Tiên mới là quốc gia đứng đầu thế giới về tỉ lệ này.

Hàn Quốc không còn được coi là một trong những nước có số người tự sát lớn nhất thế giới bởi theo báo cáo mới công bố của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Triều Tiên mới là quốc gia đứng đầu thế giới về tỉ lệ này.

Bản báo cáo của Liên Hiệp Quốc, với tựa đề “Ngăn chặn nạn tự tử: Vấn đề cấp bách mang tính toàn cầu”, có viết: Ước tính năm 2012, có khoảng 9.790 người tự sát tại Triều Tiên, trong đó số lượng nam nữ tương đương nhau.

WHO cho biết, để thu thập được những dữ liệu này tại Triều Tiên rất khó khăn.

Theo các nhà phân tích, một số nguyên nhân đẩy người dân Triều Tiên tới mức phải tự sát bao gồm: nghèo đói, căng thẳng tâm lý vì môi trường sống khắc nghiệt.

Mục đích nghiên cứu của WHO đối với vấn đề này là nhằm “tăng cường sự hiểu biết về ý nghĩa sức khỏe cộng đồng đối với nạn tự sát, đưa việc phòng chống nạn tự sát lên ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự về sức khỏe cộng đồng trên toàn cầu”.

 

Theo số liệu mới công bố của Tổ chức Y tế thế giới, Triều Tiên là quốc gia có tỉ lệ người tự tử cao nhất thế giới

Cũng theo báo cáo này, mỗi năm trên thế giới có khoảng hơn 800.000 người tự tìm đến cái chết. Công bố bản phúc trình cầu đầu tiên về phòng chống tự vẫn, WHO nói số người chết vì tự vẫn cao hơn số người chết vì các cuộc xung đột, chiến tranh và thiên tai gộp lại.

Tổ chức Y tế Thế giới gọi tự tử là một vấn đề sức khoẻ toàn cầu. Tổ chức này nói một quan niệm sai lầm chung là tự tử là một hiện tượng Tây phương và của một nước đã phát triển. Trên thực tế, tổ chức này nói khoảng 75 phần trăm các vụ tự tử xảy ra ở các nước có thu nhập thấp và trung bình.

WHO viện dẫn các phương pháp tự tử thông thường nhất trên toàn cầu là dùng thuốc độc trừ sâu bọ, treo cổ và súng ống. Các dữ liệu của một số quốc gia Âu châu, Hoa Kỳ và những nước phát triển cho thấy việc hạn chế các phương tiện vừa kể có thể giúp ngăn chặn mọi người chết vì tự vẫn.

Cơ quan y tế Liên Hiệp Quốc nhận thấy tỷ lệ tự vẫn trên toàn cầu cao nhất nơi những người từ 70 tuổi trở lên. 
WHO cho biết tỷ lệ cao nhất về tự vẫn là ở Trung và Đông Âu và một số nước Á châu. Tổ chức này nói tỷ lệ tự vẫn ở châu Phi dường như nghiêng về phần thấp. Nhưng tổ chức cảnh báo rằng các số liệu từ khu vực đó rất hiếm hoi và không đáng tin cậy lắm.

Các giới chức y tế đồng ý rằng số người nổi tiếng tự vẫn có thể gây ra một thái độ bắt chước. Nhà khoa học thuộc Phân bộ Sức khoẻ Tâm thần và Lạm dụng Dược chất của WHO, bà Alexandra Fleischmann nói với đài VOA rằng có một sự liên hệ giữa cách thức tường thuật các vụ tự vẫn nơi các cơ quan truyền thông và các hành động thực hiện sau đó.

 

Yên Yên (Theo Người đưa tin)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news