Khi Hoa Kỳ và các quốc gia khác cố tìm những cách thức mới để trừng phạt Bình Nhưỡng vì vụ thử hạt nhân mới nhất, một số người đào thoát khỏi Triều Tiên nhận thấy rằng việc đầu tư vào nền kinh tế thị trường sơ khai của nước này sẽ là một cách để kích động sự thay đổi dần dần từ bên trong.
Một thế hệ "tư bản mới" đang hình thành ở Bắc Triều Tiên. Ảnh: Vocativ |
Một người đào ngũ khỏi Triều Tiên hiện đang sống tại Hàn Quốc đã sử dụng một kênh tài trợ bí mật để gửi hàng trăm ngàn đô la giúp đỡ hàng chục người Bắc Triều Tiên mở các doanh nghiệp nhỏ, chẳng hạn như các cửa hàng phở và các cửa hàng tạp hóa.
Năm ngoái, ông bán được hơn 3.000 đèn bàn LED của Trung Quốc LED, loại sử dụng với các tấm pin năng lượng mặt trời 12-volt, cho ba doanh nhân của Bắc Triều Tiên. Những người đào ngũ từng trốn thoát qua Trung Quốc trong những năm 2000, cũng đã gửi vào Triều Tiên kim châm, túi xách, thuốc nhuộm tóc, vitamin và đồ lót mua với giá rẻ hoặc thông qua sự đóng góp.
Dưới thời Kim Jong Un, Triều Tiên đã cho phép một số lượng ngày càng tăng của những khu chợ hợp pháp được gọi là "Jangmadang", nơi các cá nhân và người thương nhân có thể mua bán, trao đổi hàng hóa mà họ đã tự sản xuất hoặc nhập khẩu từ Trung Quốc.
Các khu chợ đã cải thiện chất lượng cuộc sống cho nhiều người và cũng làm cho họ ít phụ thuộc vào nền kinh tế kiểu Liên Xô, làm xói mòn quyền lực của nhà nước. Các khu chợ này cũng tạo điều kiện cho hoạt động xâm nhập của những kênh truyền thông nước ngoài không chính thống thông qua USB và đĩa DVD.
"Các chủ doanh nghiệp của Bắc Triều Tiên mà tôi đang giúp đỡ có thể kết hợp cùng những nhóm khác để xây dựng một thứ như là chủ nghĩa tư bản," một người đào ngũ, khoảng 40 tuổi cho biết, ông từ chối nêu tên vì lo sợ cho sự an toàn của mình và các đối tác ở miền Bắc.
Người đào ngũ này không tìm kiếm lợi nhuận, ông cho biết ông đã tài trợ để mở một số cửa hàng tạp hóa với các khoản đầu tư từ 20.000 đến 30.000 nhân dân tệ (khoảng 3.000 đến 4.500 đô la) ở các thị trấn nông thôn, với các cửa hàng ở Bình Nhưỡng ông còn tài trợ nhiều hơn.
Thế hệ Jangmadang
Một báo cáo của chính phủ Hàn Quốc công bố năm ngoái đã đề nghị hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân ở Bắc Triều Tiên như là một cách để hướng nước này tới những cải cách. Kế hoạch này không phải là Chính sách của chính phủ Hàn Quốc, bản kế hoạch phác thảo chiến lược tài chính vi mô cho những công ty khởi nghiệp của Triều Tiên và tìm các để đưa các doanh nghiệp của Triều Tiên phát triển quan hệ đối tác với các công ty lớn của Hàn Quốc.
Việc có liên hệ "chui" với bất cứ ai của Hàn Quốc có thể bị trừng phạt bằng cái chết ở Bắc Triều Tiên. Đó là bởi vì Chiến tranh liên Triều (1950-19530 đã kết thúc bằng một thỏa thuận ngừng bắn thay vì một hiệp ước hòa bình, vì vậy trên mặt lý thuyết hai miền Triều Tiên vẫn ở trong tình trạng chiến tranh sáu thập kỷ qua.
Hàn Quốc cũng cấm công dân của hoạt động buôn bán với Bắc Triều Tiên nhưng vẫn "phớt lờ" lượng kiều hối trị giá khoảng 10.000.000 đô la một năm của gần 30.000 người Triều Tiên đào thoát sang Hàn Quốc gửi về cho người thân của mình ở miền Bắc.
Hong Soon-jick, một nhà nghiên cứu tại viện Thống nhất Hàn Quốc, cho biết người đào ngũ có thể cùng áp dụng một cách để cấp vốn vào Bắc Triều.
"Điều này có thể tăng tốc thị trường hóa và lưu thông thông tin," ông nói. "Nhưng vẫn tồn tại những rủi ro chính trị, vì vậy các giao dịch này nên được thực hiện bí mật, ngay cả khi quan hệ Nam-Bắc Triều Tiên cải thiện."
Các cách tiếp cận có thể bắt đầu từ việc phân phối các tờ rơi và USB cho đến việc phát sóng các chương trình radio thường xuyên hơn. Đây là những cách thường được sử dụng bởi các nhà hoạt động chống chế độ Triều Tiên ở miền Hàn Quốc để "giành chiến thắng từ trong trái tim và tâm trí của Bắc Triều Tiên".
Trong một động thái tương tự, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ gần đây đã tìm cách đề nghị tài trợ cho các dự án nhằm thúc đẩy dân chủ ở Bắc Triều Tiên và khuyến khích những người đào ngũ trẻ sống ở miền Nam cùng những người thuộc "thế hệ Jangmadang" tiếp cận mạnh mẽ hơn nữa với giới trẻ Bắc Triều Tiên.
Ngân hàng Trung Quốc
Một người đào ngũ trẻ đang sống ở Seoul tên, Ji Seong-ho rất hưởng ứng những hoạt động trên, anh đã gửi khoảng 300-500 đô la cho một số người thân ở Bắc Triều Tiên để mở những quầy hàng thực phẩm cùng các dịch vụ cho vay tại các khu vực nông thôn.
"Thị trường càng tăng trưởng bao nhiêu, thì chế độ sẽ yếu đi bấy nhiêu, vì vậy chúng ta cần phải hỗ trợ các doanh nhân của Bắc Triều Tiên," Ji, 34 tuổi, đứng đầu Đoàn kết hành động cho nhân quyền Triều Tiên (NAUH) cho biết, ngoài ra anh cho biết cũng đang cố gắng để giúp đỡ những người Triều Tiên đào ngũ đang tị nạn ở Trung Quốc.
Một cuộc khảo sát những người đào thoát khỏi Triều Tiên của Đại học Quốc gia Seoul chỉ ra rằng những thách thức lớn nhất đối với việc kinh doanh tại Bắc Triều Tiên là kinh phí, theo sau là khoản hối lộ cho chính quyền và những đàn áp thường xuyên về hoạt động thị trường.
Những người đào ngũ đầu tiên sử dụng một kênh tiền bí mật, thường làm việc với những người trung gian có quan hệ với các ngân hàng ở Trung Quốc, từ Trung Quốc tiền sẽ được thu gom và chuyển qua biên giới.
Hầu hết các hoạt động liên lạc giữa người dân Bắc Triều với thế giới bên ngoài đều thông qua các mạng điện thoại của các nhà mạng Trung Quốc.
Một vài năm trước đây, Ji đã gửi cho một số người thân ở Bắc Triều Tiên những chiếc máy trị liệu giác trị giá khoảng 20 đô la ở Hàn Quốc. Sau đó những người thân của Ji đã bán những chiếc máy này với giá đắt hơn ba lần ở Bắc Triều Tiên.
Ji không hài lòng với những hành động này, anh nói với những người Triều Tiên mà anh giúp rằng: "không được tham lam, phải giúp đỡ và tôn trọng những người khác. Điều này có thể có hiệu quả hơn so với những hoạt động manh mún khác, vì nó hỗ trợ trực tiếp sinh kế của những người dân".
Quý Vũ (Reuters)